Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 69 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Hoàng Lê nhất thống chí, hướng dẫn chuẩn bị bài.

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn văn 8: Hoàng Lê nhất thống chí
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí
Chuẩn bị đọc
Em biết gì về thời Vua Lê - Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
- Thời Vua Lê - chúa Trịnh: vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.
- Những chiến công của Hoàng đế Quang Trung: thống nhất đất nước, đánh bại quân Thanh, xây dựng và phát triển kinh tế,...
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em hình dung?
Hướng dẫn giải:
Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi hài hước, kệch cỡm: dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên rồi tám người kề vai vào khiêng.
Câu 2. Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh.
Hướng dẫn giải:
Hành động của đám kiêu binh: kiêu ngạo, coi trời bằng vung, hống hách.
Câu 3. Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?
Hướng dẫn giải:
Tính cách của vua Quang Trung: quyết đoán, dám nghĩ dám làm.
Câu 5. Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?
Hướng dẫn giải:
Tuyến truyện thay đổi: chuyển sang kể về tình cảnh của quân Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 6. Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: có
- Nguyên nhân: nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Hướng dẫn giải:
Hồi 2:
- Anh em Quận Huy bị giết chết, kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi
- Đặng Thị Huệ, chúa Trịnh Cán chạy trốn
- Thánh mẫu tìm Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán về, nhưng Trịnh Cán bệnh tình nguy kịch, không bao lâu thì mất
- Kiêu Binh phá dinh cơ của Quân Huy, tàn phá kinh thành
Hồi 14:
- Quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đem quân đi đánh quân Thanh.
- Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vang dội của Quang Trung.
- Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê. Chiêu Thống.
Câu 2. Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Hướng dẫn giải:
- Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung: quyết đoán, mưu tính như thần, nhìn xa trông rộng, có tài dùng binh,....
- Chi tiết tiêu biểu:
- Cho tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn và tổ chức lại hàng ngũ đội quân.
- “Khi nghe tin quân Thanh đã vào Thăng Long, ông không hề lo lắng”, “Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng chính sách của Ngô Thì Nhậm”
- Trước khi xuất quân, tính toán mọi sách lược và tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng mười ngày, hẹn với quân sĩ ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mời tiệc ăn mừng.
…
Câu 3. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chủ ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,... ).
Nhận xét: ngôi kể thứ ba, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật được kết hợp,...
Câu 4. So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: ngưỡng mộ, khâm phục và yêu mến
- Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: khinh thường, căm ghét
=> Cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử, góp phần khắc họa được chân dung nhân vật hiện lên chân thực, sinh động
Câu 5. Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Hướng dẫn giải:
- Vua Quang Trung là một nhà lãnh đạo tài năng, kiệt xuất
- Cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta rất hào hùng, mang tính chính nghĩa
Câu 6. So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Hướng dẫn giải:
- Cốt truyện đơn tuyến: chỉ xoay quanh một câu chuyện, tập trung vào một nhân vật chính
- Cốt truyện đa tuyến: lồng ghép nhiều câu chuyện khác nhau, xoay quanh nhiều nhân vật
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
