Văn mẫu lớp 8: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 8

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo tài liệu bao gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu, để biết cách thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Dàn ý thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Núi lửa

Mẫu số 1

Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên kì thú nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về khái niệm, cơ chế hình thành, lợi ích cũng như tác hại của núi lửa.

Thứ nhất, núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Sự khác biệt của núi lửa với núi thông thường là núi lửa miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.

Thứ hai, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Nhiệt độ sẽ tăng khi càng đến tâm Trái Đất. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.

Thứ ba, núi lửa được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Thứ tư, núi lửa đem đến những lợi ích nhất định. Một số ngọn núi đã ngưng hoạt động mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.

Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên không thường xuyên ra ở một không gian, nhưng lại có sức tàn phá lớn. Con người cần có những biện pháp đối phó với hiện tượng này.

Mẫu số 2

Trong đời sống, chúng ta có thể biết đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng núi lửa.

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.

Về cơ chế hình thành, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Khi càng đi sâu về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.

Việc phân loại núi lửa dựa vào nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng “tiếp tục phun trào”. Một số quốc gia có núi lửa hoạt động như: Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga…

Lợi ích của núi lửa mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy vậy, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Ngoài ra, núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.

Như vậy, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cũng như tác hại. Con người cần nắm được những kiến thức về hiện tượng này để biết cách phòng tránh và khắc phục.

Mẫu số 3

Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Hiện tượng này đã có trong tự nhiên từ rất lâu. Hiện nay, núi lửa không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Nguyên nhân hình thành núi lửa do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên.

Việc phân loại núi lửa có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau. Dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Gắn với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Bản chất của núi lửa là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Dưới các mảng kiến tạo này là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lực khổng lồ. Áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài.

Tác hại của núi lửa là vô cùng nghiêm trọng. Dòng dung nham của núi lửa với nhiệt độ cao sẵn sàng nung chín mọi thứ đã đi qua. Tro núi lửa có thể tạo thành khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí. Tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp của con người. Tuy vậy, núi lửa cũng đem lại một số lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Núi lửa là một hiện tượng có những tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần biết cách đề phòng, đối phó với hiện tượng này.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Lũ lụt

Mẫu số 1

Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều hậu quả cho con người.

Về khái niệm, chúng ta có thể hiểu đơn giản, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư.

Nguyên nhân gây ra lũ lụt đầu tiên có thể do bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Thứ hai, mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng khiến các con sông không kịp thoát nước, gây ngập úng. Thứ ba, thảm họa sóng thần hay thủy triều cũng gây ra hiện tượng này. Cuối cùng, nguyên nhân phải kể đến chính là do sự tác động của con người. Các hành vi như chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên một cách khiển đồi núi bị xói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.

Lũ lụt, trước hết, gây ra thiệt hại to lớn về tính mạng của con người. Chúng ta không thể nào thống kê được hết số người đã chịu thiệt mạng vì lũ lụt. Có thể kể đến trận lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho khoảng hơn năm trăm người chết và hơn một trăm nghìn người bị thương nặng. Tiếp đến, sau mỗi trận lũ lụt đi qua, nhiều của cải của con người cũng bị tàn phá nặng nề, ví dụ như nhà cửa, cây trồng, vật nuôi,... Nếu tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực bị ngập úng mà chết, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, khu lũ lụt xảy ra, kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước khiến cho con người dễ bị nhiều bệnh về đường ruột hay tạo điều kiện cho các loại vi-rút xuất hiện.

Con người cần ý thức được tác hại của lũ lụt, để phòng tránh lũ lụt xảy ra cũng như giải pháp khắc phục.

Mẫu số 2

Hằng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thiên tai. Một trong số đó phải kể đến lũ lụt. Có thể thấy được rằng lũ lụt đã để lại nhiều quả to lớn.

Trước hết, lũ lụt là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư. Lũ lụt được chia thành các loại khác nhau gồm có lũ ống, lũ quét và lũ sông.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lũ lụt. Đầu tiên, bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Tiếp đến, mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng cũng khiến nước trong các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Thủy triều và sóng thần cũng là một nguyên nhân gây lũ lụt. Đặc biệt, con người đang có những hành vi như phá rừng gây xói mòn đất, dẫn đến tình trạng ngập lụt vào mùa mưa.

Mỗi cơn lũ đi qua phá hoại của cải của con người như nhà cửa, xe cộ, đồng ruộng, vật nuôi,... Không chỉ vậy, lũ lụt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như sản xuất nông nghiệp, hạn chế các hoạt động đi lại hay phát triển du lịch. Từ đó, cuộc sống của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như thiếu lương thực, nước uống. Đặc biệt, lũ lụt còn khiến nhiều người bị mất tích, thương vong. Nhiều người đã mất đi người thân sau mỗi trận lũ lụt, có những đứa trẻ phải chịu cảnh bơ vơ không nơi nương tựa. Bên cạnh đó, lũ lụt kéo theo những chất thải, rác thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu dân cư, khu đổ rác gây ra nguy cơ ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Từ đó làm con người dễ bị nhiễm virus, bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,... Như vậy, lũ lụt đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.

Chính vì vậy, con người cần có những biện pháp phòng chống lũ lụt. Chúng ta cần tích cực trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét. Xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

Hiện tượng lũ lụt đang diễn ra ngày càng nhiều ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Nó đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Chúng ta hãy cùng chung tay phòng ngừa lũ lụt xảy ra!

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Sao băng

Mẫu số 1

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên đẹp mắt. Vậy sao băng là gì, mưa sao băng là gì và hình thành do đâu?

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Còn mưa sao băng là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng,...

Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các sao chổi. Mà sao chổi là những thiên thể quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo riêng. Chúng được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời, đuôi sao chổi bị sức nóng của Mặt Trời đốt cháy, tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của dải bụi này thì ít nhất mỗi năm vào đúng một thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ đi xuyên qua dải bụi đó và hiện tượng mưa sao băng sẽ xảy ra trong thời gian đó. Vì vậy, các trận mưa sao băng hầu hết có chu kì là một năm.

Xa xưa, con người vẫn băn khoăn về việc thấy sao băng rơi là điềm gì, sở dĩ do hiểu biết về thiên văn, vũ trụ lúc đó còn hạn chế. Những quan niệm về sao băng như vậy thường mang tính duy tâm, không có cơ sở khoa học. Để ước khi có sao băng, chúng ta cần nhắm mắt và nghĩ trong đầu về ước nguyện của mình. Khi đó, sao băng sẽ mang đến may mắn, biến điều ước thành sự thật cho bạn.

Mẫu số 2

Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng - hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.

Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Nước biển dâng

Một trong những hiện tượng tự nhiên đang xảy ra là nước biển dâng. Và hậu quả của hiện tượng trên để lại là vô cùng nghiêm trọng đối với Trái Đất và nhân loại.

Hiện tượng nước biển dâng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó phải kể đến thủy triều - là yếu tố có dao động lớn và tác động thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển. Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Gió góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tuy nhiên, dao động của thủy triều, gió hay do bão diễn ra đều đặn hàng năm nên không có sự thay đổi đáng kể. Trong khi đó, nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm, sự dâng lên thường rất nhỏ, chỉ vài mi-li-mét mỗi năm. Vì vậy, chúng ta rất khó nhận biết trực tiếp bằng mắt thường mà không có các đo đạc và quan trắc. Lượng nước biển dâng tăng lên là vĩnh viễn và không đảo ngược được.

Nước biển dâng bao nhiêu tuỳ thuộc vào tốc độ ấm lên toàn cầu nhanh hay chậm. Tại một số khu vực, mực nước biển tăng nhanh hơn nơi khác, đặc biệt là quanh hai cực của Trái Đất nơi băng tan ra, và gần “bể nước nóng nhiệt đới” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mực nước biển từ năm 1880 đến năm 2000 đã dâng lên đến hơn 0,2 mét (tương đương với 20 xăng-ti-mét). Trong những năm gần đây, mức tăng trung bình khoảng 3 mi-li-mét mỗi năm và việc tăng này có gia tốc, mức tăng của năm sau cao hơn hơn năm trước.

Hiện tượng nước biển dâng có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Một số tác động của hiện tượng nước biển dâng như về tự nhiên như gây ra xói mòn đất tại các vùng ven biển, cũng như lũ lụt xảy ra nhiều hơn hay các cơn bão diễn ra nguy hiểm hơn; đất nông nghiệp sẽ bị nhiễm mặn, đe dọa đến môi trường sống của các loài động vật dưới nước. Về cơ sở vật chất, hạ tầng, những đô thị và cơ sở hạ tầng bên bờ biển sẽ bị đe dọa bởi sự tăng mực nước biển, việc phải di dời hệ thống hạ tầng cơ sở như cảng biển, đường bờ biển, các nhà máy điện gió sẽ là một khoản chi phí đáng kể, ngoài ra còn đe dọa đến các dịch vụ cơ bản như truy cập Internet và điện thoại,... Nước biển dâng còn gây ra nhiều thiên tai gây nguy hiểm đến tính mạng con người, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản),...

Nước biển dâng là một hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, nhân loại cần có biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này diễn ra.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Động đất

Một trong những hiện tượng nhiên thường xuyên xảy ra, gây hậu quả tiêu cực đến cuộc sống con người là động đất.

Về khái niệm, động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, gây thiệt hại tính mạng con người. Động đất được đo bằng đơn vị là Richter.

Động đất có thể xảy ra do sự giải phóng năng lượng từ sự đẩy lớn giữa các tảng kiến tạo trên mặt đất, gây ra các biến động và chấn động đất. Sự phun trào núi lửa có thể gây ra các trận động đất, đặc biệt là khi dòng dung nham nóng chảy xâm nhập vào các lớp đất và đá.Sự chuyển động của tảng kiến tạo, đặc biệt là ở các biên động lớn, có thể gây ra cảm giác rung lắc và động đất.

Động đất gây ảnh hưởng đến tài sản cũng như tính mạng của con người. Các trận động đất có thể gây hủy hoại cho những nhà cửa, công trình, cầu đường, gây hủy hoại cho môi trường, bởi vì nó có thể làm mất nước, rừng, đất đai và thảm họa cho các động vật. Động đất có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế của một nước bằng cách làm mất các nguồn tài nguyên, gián đoạn sản xuất và giảm doanh thu. Đặc biệt, động đất cướp đi tính mạng của nhiều người.

Khi động đất xảy ra, cần giữ bình tĩnh để tìm ra biện pháp ứng phó kịp thời. Nếu bạn đang ở trong nhà thì cần tìm những nơi chắc chắn để trú ẩn, tránh xa cửa sổ, tường hoặc các vật có thể rơi xuống. Nếu bạn đang ở ngoài trời, tránh xa các cấu trúc, cây cối, và đứng trên không. Cần chuẩn túi cứu thương hoặc túi sơ cứu, nước uống và thức ăn dự trữ, đèn pin, pin dự phòng, và các vật dụng cần thiết khác cho trường hợp cần thiết.

Động đất là một hiện tượng tự nhiên tiêu cực, con người cần có biện pháp ứng phó và khắc phục trước tác hại mà động đất gây ra.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Sóng thần

Một trong những hiện tượng tự nhiên xuất hiện mà con người vô cùng quan tâm là sóng thần.

Về định nghĩa, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi đánh vào bờ, sóng thần có sức phá hoại rất lớn.

Tiếp theo, cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện sóng thần thường do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),…

Sóng thần vô cùng nguy hiểm, nên cần xác định được dấu hiệu nhận biết. Đầu tiên, nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ. Thứ hai, mặt biển bỗng nhiên dao động nhiều hơn bình thường, có nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Thứ ba, bạn có thể cảm nhận được trong đợt sóng nóng bất thường hay nghe thấy những âm thanh lạ,... Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương pháp ứng phó.

Thảm họa sóng thần lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, tại In-đô-nê-xi-a khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile)...

Có thể thấy, sóng thần là một hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực, gây ra nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 8
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm