Giáo án Tiếng Việt 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Chân trời sáng tạo mang tới đầy đủ các bài soạn trong học kì 1 năm học 2024 - 2025. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 5 năm 2024 - 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán. Chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Tiếng Việt lớp 5 trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
Bài 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI (4 tiết)
Tiết 1+2: Đọc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện lên sống động trong một buổi cùng con trải nghiệm vẻ đẹp của rừng chiều. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ của mỗi người thường rất đẹp, rất đáng yêu. Cần biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.
– Tranh, ảnh hoặc video clip về cảnh chiều mùa hè trong rừng (nếu có).
Bảng phụ/ máy chiếu ghi đoạn từ “Còn bây giờ” đến “để lớn lên?”
2. Học sinh
– Tranh, ảnh chụp khi còn nhỏ (nếu có).
– Tranh, ảnh hoặc video clip về hoạt động đã tham gia vào dịp hè (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Cách tiến hành: | ||
- Giới thiệu chủ điểm Chuẩn bị: HS cùng GV trang trí lớp học hoặc góc học tập của nhóm bằng tranh, ảnh khi còn nhỏ của HS và gia đình, bạn bè,... – HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc khi xem tranh, ảnh về tuổi thơ của mình và các bạn - HS bày tỏ suy nghĩ về tên chủ điểm “Khung trời tuổi thơ”. > Giới thiệu chủ điểm: “Khung trời tuổi thơ”. - Giới thiệu bài HS hoạt động nhóm, chia sẻ với bạn về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè, kết hợp sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị. - HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động phán đoán nội dung bài đọc. > Nghe GV giới thiệu bài học: “Chiều dưới chân núi”. | - HS trang trí lớp - HS chia sẻ, bày tỏ cảm xúc -HS chia sẻ: Gợi nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ bên gia đình, bạn bè, thầy cô,.... -HS chia sẻ trước lớp. -HS đoán nội dung bài đọc. -HS ghi vở | |
2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | ||
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV đọc mẫu lần 1 - GV HD đọc: ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: phấp phới; lộng lẫy; .. - GV hướng dẫn luyện đọc câu: Hầu như ngày nào cũng vậy,/ khi mặt trời bắt đầu lặn/ thì tôi đi từ trên núi về nhà/ với một bó củi khô trên vai.//; Còn bây giờ,/ chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ/ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh/ đang bò rất chậm chạp/ trên chiếc lá to mới rụng.// Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày/ và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá,/ chúng tôi tựa vào nhau/ ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà/ và thấy thật yêu mến cuộc đời này.//; -GV Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, đèn dầu (đèn cháy sáng nhờ dầu hoả, hoặc dầu lạc,...); - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “cuối ngày... + Đoạn 2: Tiếp theo đến “nấu cơm”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “để lớn lên?”. + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. | - Hs lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc. - HS đọc từ khó. - HS quan sát - 2-3 HS đọc câu. - 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn. 1 − 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. | |
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu lần 2: Ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Mời 4 HS đọc nối tiếp các đoạn. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 4 (mỗi học sinh đọc đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. + GV nhận xét tuyên dương | - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. | |
3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài học: Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện lên sống động trong một buổi cùng con trải nghiệm vẻ đẹp của rừng chiều. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ của mỗi người thường rất đẹp, rất đáng yêu. Cần biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống. - Cách tiến hành: | ||
3.1. Tìm hiểu bài. - GV mời 1 HS đọc toàn bài. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân,… - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1. Ba mẹ con đi chơi ở đâu? Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào? - GV gọi HS Rút ra ý đoạn 1 Câu 2. Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình? - GV gọi HS Rút ra ý đoạn 2 Câu 3. Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì? Câu 4. Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình? - GV gọi HS Rút ra ý đoạn 3 Câu 5. Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này? - GV gọi HS Rút ra ý đoạn 4 - GV gọi HS Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV nhận xét và chốt: Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện lên sống động trong một buổi cùng con trải nghiệm vẻ đẹp của rừng chiều. Ý nghĩa: Tuổi thơ của mỗi người thường rất đẹp, rất đáng yêu. Cần biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống. | - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: - Ba mẹ con đi chơi trong rừng. Khung cảnh ở đó được miêu tả rất đẹp và yên tĩnh: Khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Mùi nhựa thông đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày... - Cảnh ba mẹ con trong khu rừng vào buổi chiều mùa hè đầy thú vị. - Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình gắn với những buổi chiều, khi mặt trời bắt đầu lặn, người mẹ từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai; nhớ ngôi nhà ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây; nhớ ngọn khói vợ vẫn bay lên từ căn bếp nhỏ; nhớ hình ảnh mẹ của mình từ vườn về và nhóm bếp để nấu cơm - Những kí ức về tuổi thơ êm đềm của người mẹ vào mỗi buổi chiều. - Khi thấy con cánh cam, ba mẹ con rón rén ngồi xuống cỏ, thì thầm trò chuyện, hai bạn nhỏ lo lắng về chỗ ngủ của con cánh cam khi đêm xuống,... ) Rất yêu thiên nhiên, quan tâm và có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. - HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình vì đó là những kí ức tươi đẹp của mẹ, mẹ muốn chia sẻ với các con về cuộc sống tuổi thơ êm đềm và đầy thú vị của mình nơi thung lũng, núi rừng trước đây: không có điện, trường rất xa, chỉ có những cánh rừng mênh mông bất tận,... nhưng bình yên và đầy sức sống. - Cuộc gặp gỡ với con cánh cam đã gợi ra những kí ức tuổi thơ của mẹ. - HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này vì họ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, sự yên bình của cảnh vật,...) - Cảm xúc của ba mẹ con trước cảnh vật tuyệt đẹp của khu rừng lúc cuối ngày. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. - HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa bài học. | |
3.2. Luyện đọc lại. - GV yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài - GV hỏi: Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? - GV đọc mẫu đoạn 3 Còn bây giờ,/ chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ/ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh/ đang bò rất chậm chạp/ trên chiếc lá to mới rụng.// Nhi thì thào hỏi tôi:// - Đêm xuống/ thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?// – Đâu đó quanh đây/ chắc sẽ có nhà của nó.// – Tôi đáp.// Và/ tôi kể cho các con nghe/ kí ức sống động trong tâm trí mình.// Bọn trẻ luôn muốn biết rằng/ mẹ đã sống thế nào/ trong cái thung lũng không có ánh điện,/ chỉ thắp sáng bằng đèn dầu.// Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa?// Mẹ làm thế nào để trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông/ bất tận?// Thậm chí là/ mẹ đã ăn gì để lớn lên?// - GV mời 1 vài HS đọc lại trước lớp - GV nhận xét, tuyên dương | - Toàn bài đọc với giọng thong thả, vui tươi. - Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ miêu tả cảnh vật,...) -HS lắng nghe đọc mẫu. - 1 vài HS đọc lại trước lớp. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. | |
4. Cùng sáng tạo - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV yêu cầu HS Tưởng tượng kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con. Gợi ý + Theo em, ba mẹ con sẽ tiếp tục trò chuyện về điều gì? + Mỗi người thể hiện tình cảm, cảm xúc gì khi trò chuyện về điều đó? - Nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. | - HS đóng vai trước lớp để kể tiếp cuộc trò chuyện. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Tiếng Việt 5 CTST!