Giáo án lớp 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2024 - 2025
Giáo án lớp 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các tiết soạn trong cả năm học 2024 - 2025 của 12môn học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 5 của mình.
Trọn bộ Giáo án lớp 5 Kết nối tri thức cả năm gồm 12 môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Lịch sử - Địa lí, Khoa học, Đạo đức, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Tin học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giáo án lớp 5 sách Kết nối tri thức năm 2024 - 2025
- Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 5 sách Kết nối tri thức
- Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Anh 5 Global Success
- Giáo án Giáo dục thể chất 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử - Địa lí 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Khoa học 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Đạo đức 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 5 sách Kết nối tri thức
- Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 5 Kết nối tri thức
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5 Kết nối tri thức
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
Bài 1: THANH ÂM CỦA GIÓ (3 tiết)
Tiết 1: Đọc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ câu chuyện “Thanh âm của gió”. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nhân rộng từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật.
- Đọc hiểu: Nhận biết được các sự kiện gắn với thời gian, không gian xảy ra câu chuyện trong văn bản tự sự. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian địa điểm cụ thể. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng mang đậm nét dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương thông qua những hoạt động cảnh vật ở đồng quê.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết yêu quý bạn bè, tích cực hoạt đọng tập thể.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | ||
- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Những trò chơi hay hoạt động ngoài trời mang lại rất nhiều điều hữu ích cho các em. Các em được hoà vào thiên nhiên, được vui chơi trong một môi trường trong lành và thoáng đãng, ngoài ra khi chơi ngoài trời, có thể phát huy sự sáng tạo. Hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện về một trò chơi thú vị của các bạn nhỏ qua bài “Thanh âm của gió” | - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. + Trò chơi: Đuổi bắt, bắn bi.. + Hoạt động: Thả diều, tập thể dục,… - HS HS quan sát, tiếp thu. | |
2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc được cả bài Thanh âm của gió với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ. + Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. - Cách tiến hành: | ||
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1: - GV HD đọc: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật - GV chia đoạn: 3 đoạn: + đoạn 1: từ đầu đến tìm những viên đá đẹp cho mình + đoạn 2: tiếp theo đến “cười, cười, cười, cười..” + đoạn 3: còn lại - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: ngày nào, lên núi, lạ lắm, lần lượt, thung lũng, la lên, lùa trâu, - GV hướng dẫn cách ngắt giọng ở những câu dài Ví dụ: Suối nhỏ,/ nước trong vắt,/ nắng chiếu xuống đáy làm cát,/ sỏi ánh lên lấp lánh.// Chiều về,/ đàn trâu no cỏ/ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn/ tìm những viên đá đẹp cho mình; -GV hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu: giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật; đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên “O”, ngữ điệu đồng tình “Đúng rồi”; ngữ điệu cảm thán hay lắm” - GV nhận xét việc đọc của HS theo nhóm (có thể mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc trước lớp) | - Hs lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc. - HS quan sát - 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu. -Hs lắng nghe | |
3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu, biết dựa vào từ ngữ, chi tiết trong câu chuyện để cảm nhận được cảm xúc tự hào của tác giả về sản vật quê hương. - Cách tiến hành: | ||
3.1. Tìm hiểu bài. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ: - GV hỏi HS còn có từ ngữ nào trong bài mà chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn tra từ điển để hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài. Ví dụ: + men theo (bờ suối): di chuyển lần theo phía bên (bờ suối). + đằm mình: ngâm mình lâu trong nước. + thung lũng: vùng đất trũng thấp giữa hai sườn dốc. +... - Hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc hiểu - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hòa động cá nhân,… - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào? + Câu 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó? + Câu 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. + Câu 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy. - GV cho hs nghe âm thanh gió + Mở rộng: GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện Thanh âm của gió, em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của các bạn nhỏ? - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi. -GV nhận xét, khích lệ HS và kết luận: Trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn rất phong phú và thú vị, là chìa khóa để trẻ em tiến đến và khám phá thế giới xung quanh với tất cả những ngây thơ, hồn nhiên nhất. Các em hãy luôn phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân nhé! - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV nhận xét và chốt: Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. | - Hs lắng nghe GV giải thích để hiểu nghĩa của từ ngữ. Có thể tra từ điển. + Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi. Thỉnh thoảng gió lại vút qua tại chúng tôi như đùa nghịch. + Em Bống phát hiện ra trò chơi bịt tai nghe gió, chơi bằng cách bịt nhẹ tai lại rồi mở ra và lặp lại. Bạn nào cũng thích trò chơi vì khi thử bịt tai nghe tiếng gió, mỗi bạn đều nghe thấy gió nói theo một cách riêng. Các bạn được phát huy trí tưởng tượng với một trò chơi nghe tưởng như vô lí nhưng lại có thật (bịt tai cũng nghe được) + Ví dụ: Chọn A vì bố nói mới nghe kể thôi bố đã thấy thích trò chơi ấy rồi và mai muốn thử ngay, chứng tỏ trò chơi rất hấp dẫn. Trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế trò chơi này phải hấp dẫn đến mức nào thì bố mới thể hiện sự hứng thú và hưởng ứng như vậy. + HS có thể đứng trước quạt hoặc nhờ bên cạnh để tạo gió. Sau đó bịt tai giống các bạn nhỏ trong câu chuyện đã làm để nghe tiếng gió. -HS nghe và phát biểu cảm nghĩ - HS làm việc theo hướng dẫn. - HS lắng nghe, tiếp thu.. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. -HS lắng nghe | |
3.2. Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ. * Làm việc cả lớp: + GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. + GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. * Bình chọn nhóm đọc hay nhất - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. | - HS lắng nghe + HS nối tiếp đoạn. + Một số HS đọc diễn cảm trước lớp. | |
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV có thể khích lệ HS nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc bài đọc. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em có nhiều cố gắng hoặc có nhiều đóng góp để tiết học hiệu quả. - Dặn dò bài về nhà. | - HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau. Ví dụ: Đọc câu chuyện Thanh âm của gió, em thấy rất thú vị vì em biết thêm một trò chơi độc đáo: bịt tai nghe gió. Nếu chỉ nghe tên trò chơi thôi chắc là ai cũng sẽ thấy thật vô lí: đã bịt tai, làm sao còn nghe thấy được. Nhưng quả thật khi đọc câu chuyện và làm thử giống các nhân vật trong bài, em cảm nhận được sự sáng tạo và ngộ nghĩnh của trò chơi này. - HS lắng nghe. | |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Toán 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1:
TOÁN
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Bài 1: ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS đọc, viết được số tự nhiên; Viết được số tự nhiên thành tổng các số hạng theo hàng.
- HS vận dụng được việc đọc, viết só tự nhiên; viết được số tự nhiên thành tổng các số hạng theo hàng để giải quyết một số tình huống thực tế.
- HS có cơ hội phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học. Luật chơi: Một bạn viết số (có năm, sáu, bảy chữ số), bạn khác đọc số, bạn còn lại nếu giá trị của từng chữ số trong từng hàng (hay số gồm...). - Ví dụ: 324567. Nêu giá trị của chữ số 3 trong số đó - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia chơi - HS lắng nghe luật chơi + Ba trăm hai mươi tư nghìn năm trăm sáu mươi bảy + Chữ số 3 thuộc hàng trăm nghìn ,có giá trị là 300 000 - HS lắng nghe và ghi tên bài. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập đọc, viết được số tự nhiên; viết được số tự nhiên thành tổng các số hạng theo hàng - Cách tiến hành: | |
Bài 1. Viết số và đọc số (theo mẫu) (Làm việc cá nhân) - GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1. - Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc cá nhân) Số? - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề bài: viết số vào chỗ dấu hỏi cho thích hợp - Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc nhóm đôi) - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài. Rô-bốt có thói quen viết các số biểu diễn ngày, tháng, năm liên tiếp nhau để được một số tự nhiên có nhiều chữ số. Ví dụ, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Rô-bốt sẽ viết được số 3 041 975. a) Hỏi với ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Rô-bốt sẽ viết được số nào? b) Hãy cho biết giá trị của từng chữ số 2 trong số mà Rô-bốt đã viết ở câu a. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 4) - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài. Ba số chẵn liên tiếp được viết vào 3 chiếc mũ, mỗi chiếc mũ được viết một số. Việt, Nam và Rô-bốt, mỗi bạn đội một chiếc mũ trên. Rô-bốt nhìn thấy số được viết trên mũ của Việt và Nam là 2 032 và 2 028. Hỏi chiếc mũ mà Rô-bốt đang đội được viết số nào? + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Rô-bốt đã nhìn thấy hai số chẵn nào? + Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? + Hai số Rô-bốt nhìn thấy hơn kém nhau mấy đơn vị? + Số chẵn cần tìm là số nào? - GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. | - 1 HS nêu cách viết, đọc số (52 814) đọc số (Năm mươi hai nghìn tám trăm mười bốn). - HS lần lượt làm bảng con viết số: + Viết số: 30 008 021; + Viết số: 820 015 + Viết số: 1 200 324 - HS làm vở đổi vở soát theo nhóm bàn . -HS lắng nghe và sửa bài -HS lắng nghe, theo dõi - HS làm bài cá nhân vào vở; - HS làm vào vở đổi vở soát nhận xét a. 504 842 = 500 000 + 400 + 800 + 40 + 2 b. 1 730 539 = 1 000 000 + 700 000 + 30 000 + 500 + 30 + 9 c, 26 400 500 = 20 000 000 + 6 000 000 + 400 000 + 500 -Hs lắng nghe - HS đọc bài toán, phân tích bài toán, nêu cách trình bày bài giải, đổi vở soát, nhận xét a, 20/11/2024 b) -Hs lắng nghe -Hs đọc yêu cầu và phân tích đề bài + Thảo luận và làm việc theo nhóm - HS viết số chẵn cần tìm vào vở, chia sẻ với bạn, trong nhóm hoặc cả lớp, được bạn và GV nhận xét - Cả lớp thống nhất kết quả (2 030). |
3. Vận dụng trải nghiệm . - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,... sau bài học để học sinh đọc, viết được số tự nhiên; viết được số tự nhiên thành tổng các số hạng,.... Ví dụ: Viết số gồm: 6 chục nghìn, 7 nghìn, 3 trăm, 2 chục và 9 đơn vị 406 749 = 400 000 + ?... + 700 + 40 + 9 - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS trả lời: 67 329 + HS trả lời: 600 |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. |
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Anh 5 Global Success
UNIT 1: ALL ABOUT ME!
Lesson 1 - Period 1
I. OBJECTIVES
By the end of this lesson, pupils will be able to:
1. Knowledge and skills
- understand and correctly repeat the sentences in two communicative contexts focusing on asking and answering questions about personal information.
- correctly say the words and use Can you tell me about yourself? - I’m in _____.; I live in the _____. to ask and answer questions about personal information.
- use Can you tell me about yourself? - I’m in _____.; I live in the ______. in freer contexts.
- use the words city, Class 5A, Class 5B, countryside in relation to the topic “All about me!”.
2. Competences
- Critical thinking and creativity: learn how to ask and answer questions about personal information correctly and fluently.
- Communication and collaboration: work in pairs and groups to complete the learning tasks.
- Self-control & independent learning: perform pronunciation and speaking tasks.
3. Attributes
- Show their pride in their personal information and where they live.
II. MATERIALS
- Pupil’s book: Page 10
- Audio tracks 5, 6
- Teacher’s guide: Pages 18, 19, 20, 21
- Website hoclieu.vn
- Flash cards/ pictures and posters (Unit 1)
- Computer, projector, …
III. PROCEDURES
1. WARM-UP & REVIEW (5 minutes)
a. Objectives
- To revise the previous lesson by having pupils sing the song Back to school.
b. Content
- Let’s sing.
c. Expected outcomes
- Pupils can sing the song Back to school with the correct pronunciation, rhythm and melody.
d. Organisation
TEACHER’S ACTIVITIES | PUPILS’ ACTIVITIES | CONTENT |
Let’s sing. (Track 1) | ||
- Spend a few minutes revising the previous lesson by having pupils sing the song on page 7. - Play the song for pupils to listen to and sing in chorus. - Play the song again for pupils to sing in chorus and clap hands to reinforce the activity. - Invite one pupil or a group to perform the song in front of the class. | - Listen to the teacher’s instructions. - Listen and sing the song in chorus. - Sing the song in chorus and clap hands to reinforce the activity. - Perform the song in front of the class individually or in groups. | The lyrics and the recording of the song Back to school Back to school. Happy to see my friends! Back to school. Learning and playing are really cool! Back to school. Happy to see my teachers! Back to school. Learning and playing are really cool! |
e. Assessment
- Performance products: Pupils’ interaction and performance
- Assessment tools: Observation
2. ACTIVITY 1: EXPLORATION (5 minutes)
a. Objectives
- To understand and correctly repeat the sentences in two communicative contexts focusing on asking and answering questions about personal information.
b. Content
- Activity 1. Look, listen and repeat.
c. Expected outcomes
- Pupils can understand and correctly repeat the sentences in two communicative contexts focusing on asking and answering questions about personal information.
d. Organisation
TEACHER’S ACTIVITIES | PUPILS’ ACTIVITIES | |
Activity 1. Look, listen and repeat. (Track 5) | ||
Step 1: Have pupils look at Pictures a and b and identify the characters in the pictures (see Input). Step 2: Ask pupils to look at Picture a. Play the recording for them to listen. Play the recording again, sentence by sentence, for pupils to listen and repeat individually and in chorus. Correct their pronunciation where necessary. Repeat the same procedure with Picture b. Step 3: Play the recording again for pupils to listen to and repeat individually and/ or in chorus sentence by sentence. Step 4: Invite a few pairs to the front of the classroom to listen to and repeat the sentences in the recording. Step 5: Draw pupils’ attention to the question Can you tell me about yourself, Lan? and the answer Well, I’m in Class 5C. I live in the countryside. Tell pupils that they are used to ask and answer questions about personal information. | - Pupils look at Pictures a and b and identify the characters in the pictures. - Pupils look at Picture a and listen to the recording. Pupils listen to the recording again, sentence by sentence, and repeat individually and in chorus. Pupils do the same procedure with Picture b. - Pupils listen to the recording again and repeat individually and/ or in chorus sentence by sentence. - Pairs of pupils come to the front of the classroom to listen to and repeat the sentences in the recording. - Pupils pay attention to the question and the answer. Pupils listen to the teacher’s explanation. |
e. Assessment
- Performance products: Pupils’ answers
- Assessment tools: Observation; Questions & Answers
...
Giáo án Giáo dục thể chất 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1 GIÁO DỤC THỂ CHẤT ( KHỐI 5) – Tiết 1
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1. Bài tập phối hợp đội hình dội ngũ.
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về phẩm chất:
- Học bài tập phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng. Trò chơi “Ném vòng”. Hs biết khẩu lệnh và cách thức thực hiện động tác để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.
2. Về năng lực chung:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện bài tập phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng trong sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.
- NL giải quyết vấn dề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và tập luyện.
- Tự giác, tích cực trong tập luyện; Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh động tác liên quan đến bai học; trang phục thể thao; còi phục vụ trò chơi.
- Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao, trang phục thể thao
....
Giáo án Lịch sử - Địa lí 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT BƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
- Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
- Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt nam, kể tên được một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tích cực tìm hiểu Địa lí thông qua việc xác định trên lược đồ hoặc bản đồ vị trí địa lí của Việt Nam; trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc nêu ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin trao đổi với thành viên trong nhóm cũng như trình bày trước lớp về những thông tin liên quan đến vị trí địa lí, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết tôn trọng Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của nước ta.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động học tập, tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Lược đồ vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, GV dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | ||
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 trong SGK trang 5. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân, chia sẻ những điều HS đã biết về các địa danh này. - GV đặt câu hỏi gợi ý. + Cho biết tên hai địa điểm ở hình 1, 2. + Em biết gì về hai địa điểm này. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: + Hình 1: Cột cờ Lũng Cú ở tỉnh Hà Giang, đây là địa điểm ở cực Bắc của Tổ quốc. + Hình 2: Mũi Cà Mau, phần lãnh thổ cuối cùng về phía nam của Việt Nam. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. | - HS quan sát hình ảnh. - HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân, chia sẻ những điều HS đã biết về các địa danh này. - HS lắng nghe. - HS trình bày kết quả thảo luận. - HS lắng nghe. | |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. + Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của Việt Nam. (Thực hiện nhóm) - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 (SGK trang 5) và quan sát hình 3 (Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021 SGK trang 6). - GV đặt câu hỏi: 1. Em hãy xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ. 2. Em hãy xác định vị trí của biển và các quốc gia tiếp giáp với phần đất liền của nước ta. 3. Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta - GV yêu cầu HS áp dụng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi thành viên nhóm suy nghĩ và viết ra góc khăn trải bàn của mình. Nhóm sẽ thảo luận và viết kết quả vào giữa khăn trải bàn. - GV yêu cầu HS viết kết quả thảo luận trên sơ đồ tư duy. - GV mở rộng thêm: + Nước ta có những thiên tai nào? + Kể tên các cây trồng, vật nuôi phổ biến ở nước ta. - GV giải thích cho HS hiểu về thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chịu ảnh hưởng của gió mùa). + Rừng nhiệt gió mùa phát triển trên đất phe-ra-lít là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta. Hoạt động 2: Tìm hiểu lãnh thổ và đơn vị hành chính. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 3 (Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021 SGK trang 6). - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để: 1. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. 2. Nêu số lượng đơn vị hành chính nước ta. 3. Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta. - GV mời nhóm trình bày. - GV giải thích thêm: + Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông. + Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan. + Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới; trên biển là ranh giới phía ngoài của các lãnh hải và không gian các đảo. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS đọc thông tin và quan sát lược đồ. - HS trả lời câu hỏi. 1. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc Châu Á. 2. Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với biển. Vùng biển nước ta thuộc biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia. 3. + Bão, lũ lụt, hạn hán ..... + Lúa, ngô, trà, cà phê, cao su, cây ăn quả ..... - HS lắng nghe. - HS đọc thông tin và quan sát hình 3. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. + Lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. + Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông. + Phần đất liền của nước ta có dạng hình chữ S, hẹp ngang và trải dài theo chiều bắc – nam. 2. Số lượng đơn vị hành chính ở nước ta. + Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta. 5 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. - HS lắng nghe. | |
3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV yêu cầu HS: + Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021. + Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố? Bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? + Vùng đất là gì? + Vùng biển là gì? + Vùng trời là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - HS trả lời - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Giáo án Khoa học 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Năng lực khoa học: Nêu được một số thành phần của đất, trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: tích cực, chủ động tìm thông tin thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của bài học.
- Năng lực trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm, tìm hiểu thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm và chia sẻ trong nhóm, trình bày kết quả nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ tự học cá nhân, nắm được và thực hiện tốt nhiệm vụ khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, tranh ảnh sưu tầm hoặc vật thể về các loại đất và các thiết bị, học liệu và đồ dùng phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Nêu được một số cây trên cạn được trồng trên đất ở các nơi khác nhau. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Tôi được trồng ở đâu?” Cách chơi - GV đưa ra các bức ảnh có cây trồng để HS đoán Xem cây đó được trồng ở đâu. Ai có câu trả lời đúng sẽ được thưởng. - GV khen thưởng HS trả lời đúng. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Cây có thể sống và phát triển trên các loại đất nhưng không thể trồng trên đá. Vậy, trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển, các em cùng tìm hiểu ở các hoạt động sau. | - Cả lớp lắng nghe và tham gia trò chơi. + Ảnh 1: Cây rau cải trồng trên đất trong vườn. (Tự chọn) + Ảnh 2: Cây phi lao trồng trên đất ngoài bờ biển. (Tự chọn) + Ảnh 3: Cây ngô trồng trong các khe đất mà không được trồng trên đá (Hình 1 SGK) - HS nhận thưởng - HS lắng nghe. |
2. Hoạt động khám phá: - Mục tiêu: + Nhận biết được thành phần của đất gồm: không khí, nước, chất khoáng và một số chất khác. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1: Trong đất có không khí. - GV cho HS thực hiện TN1 để chứng minh trong đất có không khí theo nhóm và ghi vào phiếu thí nghiệm của nhóm lần lượt theo các bước: + Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng TN. + Bước 2: Các nhóm thảo luận viết dự đoán hiện tượng xảy ra ngay sau khi thả đất vào cốc nước. + Bước 3: Các nhóm tiến hành thả đất vào cốc nước, quan sát hiện tượng xảy ra. + Bước 4: Kết luận và so sánh với dự đoán ban đầu. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận: Hiện tượng xảy ra ngay khi thả đất bàu cấp nước là có bọt khí nổi lên. TN chứng tỏ trong đất có không khí. Hoạt động 2: Trong đất có nước. - GV tổ chức cho HS quan sát video hoặc ảnh minh họa TN ở hình 3 và mô tả TN. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận nêu hiện tượng xảy ra trong TN và cho biết trong đất có những thành phần nào? - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV kết luận: Sau khi đun ống nghiệm chứa đất thấy xuất hiện những giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm. Thí nghiệm chứng tỏ trong đất có nước. Hoạt động 3: Trong đất có chất khoáng, mùn và một số thành phần khác. - GV cho HS hoạt động cá nhân quan sát hình 4 và đọc thông tin về thành phần của đất. - GV hỏi: + Ngoài không khí và nước trong đất còn có những thành phần nào? + Thành phần nào có nhiều nhất ở trong đất? - GV kết luận: Trong đất có nước và không khí, chất khoáng, mùn,... | - HS hoạt động nhóm, nhóm trưởng phân công các bạn thực hiện TN1 và ghi vào phiếu. + HS kiểm tra đồ dùng của nhóm: 1 đĩa ít đất, 1 cốc thủy tinh chứa nước, gang tay. + Các nhóm đưa dự đoán trước khi làm TN: có bọt nổi lên, cốc nước đục màu hơn lúc đầu, trong nước có tạp chất,... + Các nhóm tiến hành làm TN: Lưu ý: HS phải quan sát thật nhanh khi mới thả đất vào cốc nước. + Các nhóm đưa ra kết luận và so sánh với dự đoán ban đầu. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS lắng nghe - HS quan sát hình 3 dựa vào video hoặc tranh ảnh của giáo viên so sánh và nhận xét ống nghiệm ở hình 3 a trước khi đun và hiện tượng của ống nghiệm sau khi đun: - HS thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày + Trước khi đun ống nghiệm chứa đất không có hiện tượng gì xảy ra. + Khi đun ống nghiệm chứa đất thấy xuất hiện những bong bóng nước nhỏ bám vào thành ống. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát hình 4 và đọc thông tin. - HS trả lời: + Ngoài không khí và nước, trong đất còn có chất khoáng, mùn và một số thành phần khác. (HS có thể kể thành phần của đất là chất dinh dưỡng hoặc các sinh vật, xác sinh vật, lá cây, rễ cây,...) + Chất khoáng chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong đất. - HS lắng nghe, ghi nhớ |
3. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu: + HS kể tên được các thành phần của đất. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động nhóm - GV tổ chức cho HS trò chơi “Truyền điện” kể tên các thành phần của đất mà em biết. - GV tổng kết trò chơi. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - HS tham gia chơi + Không khí + Nước + Chất khoáng + Mùn + Một số thành phần khác .... - HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. |
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- Nhận xét tiết học. - Dặn dò: + Về nhà quan sát thêm các loại đất khác nhau xem các thành phần của chúng có khác nhau không. + Tìm hiểu vai trò của đất đối với cây trồng. | - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS nghe và thực hiện - HS tìm hiểu về tác dụng của đất đối với cây trồng. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Giáo án Đạo đức 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1
BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương đất nước.
- Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
- Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tích cực tìm hiểu về những đống góp của những người có công với quê hương, đất nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biét ơn những người có công với quê hương đất nước.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn và mọi người về những đóng góp của người có công với quê hương, đất nước.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Thể hiện qua thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích các sản phẩm công nghệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | ||
- GV mời HS xem video bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (sáng tác của Nguyễn Đức Toàn). - GV cùng trao đổi với HS về nội dung, ý nghĩa bài hát: + Bài hát nói về điều gì? + Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về điều đó? - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Chúng ta có cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của các thế hệ đi trước đã bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó. Vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước và những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn ấy. | - HS xem video bài hát hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. - Cùng trao đổi về nội dung và ý nghĩa bài hát. + bái hát nói về lòng biết ơn người anh hùng Võ Thị sáu. + Cảm thấy biết ơn và tự hào về chị Võ Thị Sáu. - HS lắng nghe. | |
2. Hoạt động khám phá: - Mục tiêu: + Học sinh kể được tên và một số đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nội dung và đưa ra ý kiến. + Chị Võ Thị Sáu đã có công gì với quê hương, đất nước? + Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt: Chị Võ Thị sáu đã cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng, cho đất nước. Tấm gương của chị là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước, sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu người Việt Nam. | - HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày: + Chị Võ Thị Sáu tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, trở thành chiến sĩ trinh sát gan dạ,… chị làm rất nhiều việc cho quê hương, đất nước. + HS chia sẻ theo suy nghĩ (tin yêu, kính phục, biết ơn chị Võ Thị Sáu. - Đại diện các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. | |
3. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức về những đóng góp của người có công với quê hương, đất nước. + Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 2: Quan sát ảnh và thực hiện yêu cầu. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát ảnh dưới đây và nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của nhân vật trong ảnh. - Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương | - HS quan sát ảnh, thảo luận và đại diện trình bày trước lớp: + Ảnh 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bình chọn là một trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới, là đại tướng đầu tiên của việt nam khi mới 37 tuổi. + Ảnh 2: Nhạc sĩ Văn Cao tác giả của bài hát “Tiến quân ca” - Quốc ca chính thức của Việt Nam. + Ảnh 3. Bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ phẫu thuật nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. + Ảnh 4: Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, người mẹ có nhiều con cháu hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp. + Ảnh 5: Giáo sư nhà giáo nhân dân hoàng xuân sinh nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và toán học. + Ảnh 6: Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Vinamilk Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới một trong những doanh nhân quyền lực nhất Châu Á có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực. | |
4. Hoạt động vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tiếp sức” để kể thêm tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ... - GV nêu luật chơi: Bảng chia thành 2 phần, ghi đội 1, đội 2 vào từng phần; chọn 2 đội chơi , mỗi đội từ 3-5 thành viên. - GV mời các đội bắt đầu chơi. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. | - Các đội chọn thành viên,lắng nghe luật chơi. - Các đội tham gia chơi - Lắng nghe, rút kinh nghiệm | |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
Giáo án Công nghệ 5 sách Kết nối tri thức
TUẦN 1:
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tích cực tìm hiểu các vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống hàng ngày.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được một số sản phẩm công nghệ và vai trò của nó ngoài sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết và trao đổi với bạn và mọi người về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống. Có thói quen trao đổi, thảo luận cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi tim tòi để mở rộng hiểu biết vận dụng những kiến thức đã học về vai trò của sản phẩm công nghệ vào trong cuộc sống.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích các sản phẩm công nghệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK và các thiết bị, học liệu và đồ dùng phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | ||
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh mở đầu trong SGK (trang 6). + GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động đóng vai theo nhóm đôi hỏi đáp về tác dụng của một sản phẩm công nghệ trong đời sống. - GV mời một số nhóm trình bày - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Con người sử dụng các sản phẩm công nghệ dể phục vụ cho đời sống của mình thuận tiện và tốt hơn. Mõi sản phẩm công nghệ có vai trò khác nhau, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người. Hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau đến với bài học “Vai trò của công nghệ”. | - Cả lớp quan sát tranh. - HS1: Nêu tên một sản phẩm công nghệ. - HS2: Nêu cách con người sử dụng sản phẩm công nghệ đó. - HS trả lời: + Xe máy, ô tô: giúp con người di chuyển nhanh chóng. + Tủ lạnh: để bảo quản thức ăn. + Điện thoại: giúp con người liên lạc với nhau,... - HS lắng nghe. | |
2. Hoạt động khám phá: - Mục tiêu: + Học sinh trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động khám phá 1. - GV yêu cầu HS quan sát các sản phẩm công nghệ trong hình 1 và cho biết chúng có vai trò như thế nào trong đời sống. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động khám phá 2. - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 3 chiếc giỏ ghi tên như sau: + Đáp ứng nhu cầu ăn ở, đi lại, giải trí của con người. + Giúp tăng năng suất lao động. + Giúp cải thiện môi trường. - GV hướng dẫn HS: + Các nhóm thảo luận và sắp xếp các thẻ tên sản phẩm công nghệ đã tìm hiểu ở hoạt động khám phá 1 vào 3 chiếc giỏ sao cho vai trò của mỗi sản phẩm công nghệ phù hợp với tên chiếc giỏ đó. + Viết thêm một số sản phẩm công nghệ khác rồi sắp xếp vào các giỏ theo đúng vai trò của sản phẩm. + Mỗi thẻ tên sản phẩm công nghệ trong hình 1 để đúng giỏ được tính 1 sao. + Mỗi thẻ tên sản phẩm công nghệ khác với các sản phẩm trong hình 1 để đúng giỏ được tính 2 sao. - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương và kết luận: Sản phẩm công nghệ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Chúng góp phần mang lại sự tiện nghi, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của con người. Nhờ sử dụng sản phẩm công nghệ, năng suất lao động được nâng cao. Ngoài ra, sản phẩm công nghệ còn giúp xử lí các vấn đề môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành và thuận tiện cho con người. | - HS quan sát tranh, thảo luận và nêu vai trò của sản phẩm đó trong đời sống. a. Vai trò xe đạp: giúp con người di chuyển nhanh hơn. b. Vai trò tủ lạnh: giúp bảo quản thức ăn. c. Vai trò máy cày: giúp con người tăng năng suất lao động. d. Vai trò máy tính điện tử: giúp con người học tập, làm việc và lưu trữ thông tin. e. Vai trò máy đóng nút chai: giúp con người đóng chai nhiều, nhanh, tăng năng suất. g. Vai trò hoa và cây cảnh: trang trí, làm đẹp không gian. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS lắng nghe nhiệm vụ để chuẩn bị thực hiện. - Các nhóm thảo luận và tiến hành thực hiện theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau. | |
3. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống. + Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động trò chơi: “Hiểu ý đồng đội” - GV tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. - Luật chơi: + Ba đội tham gia trò chơi tương ứng với ba nhóm vai trò đã nêu trong hoạt động khám khá. Mỗi đội khoảng 3 HS: + HS1: Đứng cuối hàng, nghĩ ra tên một sản phẩm công nghệ rồi dùng ngón tay viết lên lưng HS2 (bạn đứng trước mình). + HS 2 dùng ngón tay viết tên sản phẩm lên lưng HS3 (bạn đứng đầu hàng). HS3 viết mô tả vai trò của sản phẩm đó lên bảng rồi giơ lên cho các bạn dưới lớp đoán tên đó là sản phẩm gì. + HS nào dưới lớp đoán đúng tên sản phẩm sẽ được tuyên dương. + Trong 10 phút, đội nào có số sản phẩm được đoán đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. - GV tổng kết trò chơi. - GV nhận xét chung tuyên dương các nhóm. | - HS lắng nghe luật chơi. - HS tham gia chơi. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. | |
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV mời HS chia sẻ về một số sản phẩm công nghệ của gia đình em ở nhà, giải thích lợi ích của những sản phẩm công nghệ đó. - GV nhận xét tuyên dương. - Nhận xét sau tiết dạy. - Dặn dò về nhà. | - Học sinh tham gia chia sẻ về một số sản phẩm công nghệ của gia đình em ở nhà, giải thích lợi ích của những sản phẩm công nghệ đó trước lớp. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 sách Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY
Tuần 1:
Tiết 1 - Sinh hoạt dưới cờ: CHÀO NĂM HỌC MỚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Năng lực đặc thù:
+ Học sinh tham gia chào cờ theo nghi thức trang trọng, nghiêm túc, thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.
+ Thể hiện thái độ vui vẻ, tích cực, hào hứng chào đón năm học mới.
+ Biết chia sẻ cảm xúc của mình khi chào đón năm học mới.
- Năng lực tự chủ, tự học: tham gia lễ chào cờ đầu tuần nghiêm trang, tích cực.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và cảm thông về hình ảnh của bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc trong lễ chào cờ, nhắc nhở bạn nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân để tham gia lễ chào cờ.
II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi chép, vật liệu phục vụ cho việc học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRƯỚC HOẠT ĐỘNG | TRONG HOẠT ĐỘNG | SAU HOẠT ĐỘNG |
- GV và TPT Đội: + Lựa chọn nội dung, chủ đề sinh hoạt dưới cờ. + Thiết kế kịch bản, sân khấu. + Chuẩn bị trang phục, đạo cụ và các thiết bị âm thanh, … liên quan đến chủ đề sinh hoạt. + Luyện tập kịch bản. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. | - Tổ chức chào cờ theo nghi thức. - Sinh hoạt dưới cờ: + Đánh giá sơ kết tuần, nêu ưu điểm, khuyết điểm trong tuần. + Triển khai kế hoạch mới trong tuần. + Triển khai sinh hoạt theo chủ đề “Em lớn lên mỗi ngày” + Lễ chào đón các em học sinh lớp 1 vào năm học mới. + Cam kết hành động : Chia sẻ cảm xúc trong ngày chào mừng năm học mới. | - HS tham gia sinh hoạt đầu giờ tại lớp học. - GVCN chia sẻ những hoạt động trong ngày khai giảng và những nhiệm vụ trọng tâm trong tuần học đầu tiên. - HS cam kết thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY
Tuần 1: Tiết 2 - Sinh hoạt chủ đề: CHÚNG MÌNH ĐÃ LỚN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được những điểm thay đổi, tiến bộ của mình theo thời gian từ lớp 1 đến lớp 4.
- Tìm lại những tư liệu, sản phẩm thể hiện được sự tiến bộ của cá nhân tập thể.
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết nhận diện sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, yêu quý và chia sẻ cảm xúc của bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ trong sinh hoạt.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng tập thể, tôn trọng bạn.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
Trong lớp học, bàn ghế kê theo dãy hoặc theo nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU.
- GV chuẩn bị:
+ Hình ảnh tập thể lớp những năm học đã qua.
+ Giấy hoặc bìa màu cắt thành các hình khác nhau, phát đủ cho mỗi học sinh.
+ Giấy A3, bút màu,...
- HS:
+ Một số tư liệu về bản thân thể hiện thành tích đã đạt được qua các năm học từ lớp 1 đến lớp 4.
+ Giấy màu hoặc bài, bút màu, kéo
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
1. Khởi động. - Mục tiêu: Tạo cảm giác vui tươi, dẫn dắt, gợi mở HS bước vào hoạt động khám phá chủ đề. - Tổ chức hoạt động. | ||
Hoạt động 1: Lời chào. - GV tổ chức trò chơi :Lời chào - GV lần lượt nói lời chào kèm theo những dấu hiệu của sự thay đổi và tiến bộ mà một HS có thể cảm nhận được về mình. Ai nhận thấy mình có nét đặc trưng như thế thì đưa tay ra vẫy và chào lại thầy cô: - Chào những bạn thấy mình cao lớn hơn so với năm trước! - Chào những bạn đã làm nhiều việc hơn so với năm trước. - Chào những bạn thấy mình viết chữ đẹp hơn trước. - … Dẫn dắt vào chủ đề: Mỗi người đều có thể cảm nhận được sự thay đổi, tiến bộ của mình so với năm học trước. sự thay đổi ấy sẽ đến dần qua các năm, cả một quá trình chứ không phải ngay lập tức. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biểu hiện của sự thay đổi đó các em nhé! | - HS lắng nghe thầy/cô giáo nói lời chào để cảm nhận mình đúng với lời chào nào và đưa tay chào lại thầy cô cùng các bạn. - HS lắng nghe. | |
2. Hoạt động khám phá – Trải nghiệm chủ đề. - Mục tiêu: Học sinh chia sẻ những thay đổi về thể chất so với các năm học trước, cách rèn luyện để cao hơn, khoẻ hơn. - Tổ chức hoạt động. |
Giáo án Tin học 5 sách Kết nối tri thức
Bài 1: EM CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI MÁY TÍNH (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận ra những ứng dụng hữu ích trên máy tính có thể giúp em thực hiện nhiều công việc một cách hiệu quả
2. Năng lực
- Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân.
- Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tự lập trong việc học tập và bổ sung kiến thức, kĩ năng, sử dụng hiệu quả các tiến bộ của Tin học để nâng cao năng lực mọi mặt của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
Chuẩn bị một số phần mềm học tập, để HS được trải nghiệm trước khi đưa ra câu trả lời về những điều có thể làm được với máy tính. Đó là những phần mềm HS được học ở lớp 3 và 4 như phần mềm trình chiếu, phần mềm xử lí văn bản, phần mềm luyện gõ phím, phần mềm ngôn ngữ lập trình trực quan, YouTube,... và có thể một số phần mềm
thông dụng trên điện thoại của GV như xem thời tiết, đọc báo, gọi điện thoại, chụp ảnh,...
2. Học sinh: SGK, vở ghi, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Tạo tâm thế, sự tò mò, hứng thú để học sinh bắt đầu học bài mới
2. Nội dung
- Học sinh tìm hiểu nội dung SGK T5 và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm
- Học sinh trả lời được câu hỏi nội dung SGK T5.
4. Tổ chức thực hiện
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của HS | Kết quả |
GV đưa ra một số sản phẩm HS đã tạo được khi sử dụng máy tính, ví dụ: tệp văn bản, bài trình chiếu,... Sau đó, GV nêu câu hỏi gợi mở “Nhờ máy tính, em còn làm được những gì nữa?” và hỏi một số HS trả lời. | Bằng trải nghiệm của bản thân, HS trả lời nhanh những điều em đã làm được nhờ máy tính. | Một số câu trả lời dự kiến: - Học trực tuyến trong thời gian dịch dịch bệnh Covid. - Tìm kiếm thông tin về di tích lịch sử muốn tham quan. - Tìm thông tin trên Internet về bộ phim mà em yêu thích. - Tra từ tiếng Anh trên ứng dụng điện thoại |
Hoạt động 1: Em có thể làm gì với máy tính
1. Mục tiêu
Thông qua các phần mềm, HS nhận ra nhiều hoạt động được máy tính hỗ trợ trở nên đa dạng, sinh động hơn, đem lại hiệu quả cao hơn khi không sử dụng máy tính.
2. Nội dung
Học sinh tìm hiểu nội dung và yêu cầu hoạt động: Em hãy kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì?
3. Sản phẩm
Bảng kết quả trình bày câu trả lời của mỗi nhóm HS sau khi thảo luận.Ví dụ:
● Những ứng dụng trên máy tính đã được học ở lớp 3 và lớp 4, bao gồm: cách sử dụng chuột; cách gõ bàn phím; cách khởi động và tắt máy tính; tìm kiếm trên Internet theo từ khoá; soạn thảo văn bản; tạo bài trình chiếu.
● Những ứng dụng trên máy tính mà HS có thể tự làm quen mà không nhất thiết được học trên lớp như: ứng dụng lịch, đồng hồ, dự báo thời tiết,...; trò chơi trên máy tính; ngôn ngữ lập trình; phần mềm nghe nhạc, xem video; một số phần mềm học tập như từ điển Tiếng Anh; phần mềm giúp trao đổi thông tin như Zalo, Viber; nền tảng hỗ trợ học trực tuyến như Zoom, Google Meet,...
4. Tổ chức thực hiện
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của HS | Kết quả |
GV yêu cầu thực hiện nội dung Hoạt động theo nhóm. | HS thảo luận để thực hiện yêu cầu: kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì? | - Phần mềm giải trí: nghe nhạc xem video như Window Media Player. - Phần mềm học tập: từ điển Tiếng Anh, Timf hiểu khoa học tự nhiên Kids Learning Science - Phần mềm trao đổi thông tin: Zalo, Viber, Messenger - Hợp tác với các bạn: phần mềm Zoom, Google Meet, Microsoft Teams. - Tạo ra sản phẩm số: viết truyện bằng phần mềm soạn thảo Word, thiết kế album ảnh bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint |
GV yêu cầu các nhóm trình bày, trong đó phân loại các phần mềm theo năm nhóm: giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác và tạo ra sản phẩm. | 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp | |
GV chốt kiến thức của bài học | HS đọc nội dung hộp kiến thức để ghi nhớ | - Máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của mình. - Sử dụng máy tính thành thạo, em sẽ làm được nhiều việc hơn. |
Nêu câu hỏi củng cố trong SGK T6 “Hãy kể về một phần mềm trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh mà em đã sử dụng và thấy thích thú. | - Học sinh trả lời câu hỏi vào vở. | Câu hỏi củng cố nhằm đạt được mục tiêu thứ hai của bài học. Sự hứng thú của HS thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
1. Những điều GV đã thực hiện thành công:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Những điều GV muốn thay đổi:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 5 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1:
YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO THEO CHỦ ĐỀ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình ở SPMT, TPMT.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
- HS nhận định được một số hình thức biểu hiện của yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề.
- HS biết cách mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề bằng vật liệu sẵn có.
2.2. Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:
- HS biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm mĩ thuật.
- HS vận dụng được một số nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,… ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng,...
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích và sử dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.
- HS hứng thú với những kiến thức trong tiết học mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên:
- SGV, SGK.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về TPMT, SPMT để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm với nhiều vật liệu và hình thức khác nhau để minh hoạ cho HS quan sát trực tiếp.
- Sản phẩm mĩ thuật của HS.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh:
- SGK mĩ thuật 5, vở bài tập mĩ thuật 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG - Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế (theo nhóm hoặc cá nhân). - Gợi ý: + Trò chơi trắc nghiệm chọn đáp án đúng. + Giải ô chữ tìm những yếu tố tạo hình đã học trong TPMT, SPMT. + Các trò chơi vận động,… - Nhận xét, khen ngợi HS. - GV giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. 2.1. QUAN SÁT a. Mục tiêu: - Củng cố nhận biết về sự đa dạng, phong phú ở cách sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT, TPMT. - Nhận biết được một số cách thức vận dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT. b. Nội dung: - Quan sát vẻ đẹp của một số TPMT qua: + Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 5, trang 5, 6. + Ảnh tư liệu về một số TPMT (nếu có). - Trả lời câu hỏi để có định hướng trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5. c. Sản phẩm: - Củng cố hiểu biết về việc sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo SPMT. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5 và 6, hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm, trao đổi và thảo luận để nhận biết. - Qua hoạt động quan sát, trao đổi và thảo luận nhóm, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5 để HS nhận ra yếu tố tạo hình trong TPMT, cũng như một số nguyên lí tạo hình thường được thể hiện trong thể loại hội hoạ, đồ họa tranh in. - GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung của hoạt động: + Ngoài các hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 5 ở trang 5 và trang 6, em còn biết đến những TPMT nào? + Yếu tố tạo hình nào ấn tượng với em? Vì sao? + Em sẽ sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình nào trong phần thực hành của mình? - GV nhận xét bổ sung (theo các hình minh hoạ đã được chuẩn bị) để khắc sâu hơn về yếu tố, nguyên lí tạo hình sử dụng trong thực hành. - GV tóm tắt và chốt ý theo nội dung ở phần “Em có biết”, SGK Mĩ thuật 5, trang 6. - Khen ngợi, động viên HS. *Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. - Khen ngợi HS học tốt. - Liên hệ thực tế cuộc sống. - Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: - Xem trước hoạt động 2 của chủ đề. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau. | - HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm). - HS chơi TC theo gợi ý của GV. - Phát huy. - Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT. - HS củng cố nhận biết về sự đa dạng, phong phú ở cách sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT, TPMT. - HS nhận biết được một số cách thức vận dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT. - HS quan sát vẻ đẹp của TPMT qua: + Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 5, trang 5, 6. + Ảnh tư liệu về một số TPMT (nếu có). - HS trả lời câu hỏi để có định hướng trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5. - HS củng cố hiểu biết về việc sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo SPMT. - HS thực hiện quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi để tìm hiểu về chủ đề “Yếu tố tạo hình trong thực hành sáng tạo”. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5 để nhận ra yếu tố tạo hình trong TPMT, cũng như một số nguyên lí tạo hình thường được thể hiện trong thể loại hội hoạ, đồ hoạ tranh in. - Lắng nghe, thảo luận. - HS trả lời theo nhận biết. - HS trả lời theo cảm nhận. - HS nêu các yếu tố, nguyên lí tạo hình sẽ sử dụng trong phần thực hành của mình. - HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ. - Phát huy. - 1, 2 HS nêu. - Phát huy. - Mở rộng KT bài học vào cuộc sống. - Trật tự. - Thực hiện ở nhà. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng HT cho tiết sau. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
……………………………………………………………………………………………...……………...
……………………………………………………………………………………………...……………...
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5 Kết nối tri thức
Chủ đề 1: KHÚC CA NGÀY MỚI
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: …/…/….. đến …/…/…..
* NỘI DUNG
- Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp
- Đọc nhạc: Bài số 1
- Hát: Chim sơn ca
- Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.
- Vận dụng - Sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực âm nhạc:
- Biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp. Biết vận dụng lí thuyết âm nhạc với thực hành bài đọc nhạc số 1 và học hát.
- Biết kết hợp cùng nhóm bạn khi tham gia biểu diễn bài hát Chim sơn ca với các hình thức biểu diễn đã học: đồng ca, tốp ca, tam ca,… kết hợp gõ đệm, vận động theo nhịp điệu, vận động phụ hoạ, có ý tưởng sáng tạo của cá nhân/ nhóm.
- Có ý tưởng sáng tạo khi kết hợp cùng bạn/ nhóm bạn biểu diễn bài hát, thể hiện bài đọc nhạc và tham gia các hoạt động học tập. Biết nêu cảm nhận sau khi học bài hát.
- Phân biệt được các hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua 2 tác phẩm được nghe.
* Năng lực chung:
- Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.
- Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng - Sáng tạo.
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.
* Phẩm chất:
Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè, có ý thức trách nhiệm trong học tập, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Biết quan sát và lắng nghe các âm thanh trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
- SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 5.
- Nhạc cụ gõ/ nhạc cụ giai điệu (recorder hoặc kèn phím).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1:
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: TRỌNG ÂM, PHÁCH, VẠCH NHIP, Ô NHỊP
ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1
* Yêu cầu cần đạt.
- HS biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp. Biết vận dụng khi thực hành đọc nhạc bài số 1.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1, biết đọc kết hợp vỗ tay theo phách.
Thời gian | Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
(3’)
| 1. Mở đầu: - Khởi động: Nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng) * GV có thể gợi ý HS hát lời ca kết hợp vận động theo lời ca 1. Lời 2 kết hợp vỗ tay theo hướng dẫn của GV. | - HS nghe, cảm thụ và vận động theo nhịp điệu bài hát. - GV khuyến khích HS tự sáng tạo theo ý thích cá nhân. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài mới. |
(13’)
| 2. Hình thành kiến thức mới Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp. * Quan sát khái niệm Trọng âm và phách trong SGK, sau đó nhận xét. GV cho HS nghe và cảm nhận bài hát Đàn gà trong sân
* Quan sát khái niệm Vạch nhịp và ô nhịp. - Vạch nhịp
- Ô nhịp
- Luyện tập Tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong câu hát sau
| - GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát nội dung trong SGK, đưa ra câu hỏi gợi mở và đàm thoại để HS làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi: + Trọng âm là những âm thanh vang lên như thế nào? + Phách là khoảng thời gian ngân, nghỉ như thế nào? Phách có trọng âm là phách gì? Phách không có trọng âm là phách gì? - GV có thể sưu tầm một số ví dụ để HS cảm nhận rõ hơn về trọng âm.
- Các nhóm trả lời các câu hỏi. -HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, tuyên dương HS và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. - GV cho HS tìm hiểu về vạch nhịp. - HS đọc khái niệm trong SGK. - GV có thể cho HS thực hành kẻ vạch nhịp vào vở ghi bài. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần). - HS tìm hiểu về ô nhịp. - HS thực hành viết một vài ví dụ về ô nhịp vào vở hoặc bảng lớp. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS. - GV hướng dẫn HS tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong một vài câu hát. - GV yêu cầu HS tìm thêm các kí hiệu đã học thông qua các bài hát được in trong SGK. - HS thực hành luyện tập với nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có). - GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS chỉ ra các kí hiệu âm nhạc vừa được học. - HS thực hành làm phiếu bài tập theo hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thực hành. - HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV thu và nhận xét phiếu bài tập, tuyên dương và sửa sai cho học sinh (nếu có). |
(13’)
| Đọc nhạc: Bài số 1 - Tìm hiểu bài đọc nhạc. - Đọc cao độ. - Giới thiệu vị trí nốt Rê - Đọc tiết tấu kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách + Chia câu (2 câu) - Tập đọc nhạc từng câu. + Câu 1: + Câu 2:
| - GV yêu cầu HS quan sát bài đọc nhạc số 1. - HS quan sát và nói tên nốt, hình nốt, dấu lặng có trong bài đọc nhạc (phát hiện một nốt nhạc mới nằm trên dòng kẻ thứ 4 của khuông nhạc). - GV đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng. - HS nhận biết nốt Rê và đọc âm nốt theo hướng dẫn của GV. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. Trước khi hướng dẫn HS đọc tiết tấu, GV khuyến khích HS tự gõ hoặc vỗ tay theo hiểu biết cá nhân - GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu kết hợp gõ hoặc vỗ tay theo phách. - HS thực hiện theo nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần). - GV chia bài đọc nhạc làm 2 câu, chia nhỏ từng 2 ô nhịp, HS đọc theo trục gam Đô trưởng. GV dùng đàn hỗ trợ HS trong quá trình đọc nhạc. -- HS tập đọc tiếp nối cho đến hết bài. - HS đọc theo tổ/ nhóm/ cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). |
(8’)
| 3. Luyện tập - thực hành. - Đọc kết hợp vỗ tay theo phách - Đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.
Tiết tấu kết hợp vận động cơ thể.
- Tổng kết và nhận xét tiết học. | GV mở file mp3 và hướng dẫn tổ/ nhóm/cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách (mạnh - nhẹ). - Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm. Phần đọc kết hợp vận động cơ thể để sang tiết sau. - GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc tiết tấu kết hợp vận động cơ thể. GV có thể linh hoạt thay đổi các động tác vận động sao cho lớp học sôi động. - GV khuyến khích HS sáng tạo các động tác vận động mới. - HS thực hành bằng nhiều hình thức tổ/ nhóm/ cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần). - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chia sẻ những cảm xúc sau tiết học Âm nhạc. |
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án KNTT!