Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Cánh diều (Cả năm) KHBD môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học 2024 - 2025. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN, HN 8 Cánh diều của mình.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Giáo dục công dân. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều:
Lưu ý: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều còn thiếu chủ đề 9. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Cánh diều
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Xây dựng được tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn.
- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý:
- Phát động tuần lễ thi đua “Cùng nhau xây dựng truyền thống nhà trường”
- Tham gia văn nghệ về chủ đề “Tình bạn”
- Phát động phong trào “Xây dựng trường học an toàn”
- Tham gia các hoạt động về chủ đề “Phòng, tránh bắt nạt học đường”
- ...
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
- Chia sẻ về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường;
- Chia sẻ về những câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp, bền vững;
- Thiết kế thông điệp tuyên truyền phòng, tránh bắt nạt học đường;
- ....
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Chung tay xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Giải quyết được các tình huống nảy sinh trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
- Có trách nhiệm trong việc tiếp nối, phát huy truyền thống nhà trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A4, A0, giấy nhớ, bút chì, bút màu các loại.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế thoải mái, dễ chịu trước khi bước vào nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng hát bài “Thêm yêu ngày nắng đến trường”.
c. Sản phẩm học tập: HS hát hăng say, nhiệt tình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS hát theo bài hát: “Thêm yêu ngày nắng đến trường”.
- Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=-V8OYABCnHI
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và hát theo ca từ bài hát.
- GV cùng hòa giọng với cả lớp.
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, khuyến khích HS thể hiện sự hòa đồng, thân thiện trong quan hệ bạn bè, cùng nhau tạo nên mỗi ngày đến trường là một ngày vui như lời bài hát vừa rồi.
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung mới: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Xây dựng truyền thống nhà trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm hiểu và nêu được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- HS xác định được những việc mình có thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà bản thân đã tìm hiểu được.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV đặt thêm câu hỏi: Em thấy những hoạt động đó như thế nào? Em ấn tượng với hoạt động nào? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau. Gợi ý (đính kèm phía dưới hoạt động). - GV mời HS chia sẻ những việc bản thân có thể làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Là học sinh của trường, việc tìm hiểu và xác định những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi và niềm tự hào của các em.
|
BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Các lĩnh vực | Việc làm cụ thể |
Học tập | - Tham gia hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt” - Đổi mới phương pháp học tập. - ... |
Văn hóa – nghệ thuật | - Tham gia tổ chức cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” - Tham gia làm báo tường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - ... |
Thể dục – thể thao | - Tham gia thi đấu bóng đá nam, nữ. - Tham gia đội tuyển đá cầu. - ... |
Các hoạt động cộng đồng | - Ủng hộ các bạn HS khu vực miền núi khó khăn. - Thực hiện dự án bảo vệ môi trường. - .... |
Các hoạt động khác | - Giữ gìn vệ sinh trong trường, lớp - Giúp đỡ mọi người - ... |
Hoạt động 2: Thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được và chia sẻ những việc mình đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi hoặc trong cùng bàn về những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Gợi ý: + Tên việc làm + Mô tả cách thực hiện + Kết quả đạt được + Bài học thu được, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục. - Sau khi thảo luận nhóm đôi, GV đặt thêm câu hỏi: Trước khi thực hiện công việc đó, em có suy nghĩ gì? Sau khi thực hiện xong, em cảm thấy như thế nào? - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc làm sự kiện sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau. - GV mời HS chia sẻ việc làm dự kiến trong thời gian tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV mời HS chia sẻ cách thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Thực hiện được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện em là một HS có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao với những công việc chung.
|
Hoạt động 3: Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Từ đó, HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
c. Sản phẩm học tập: HS tìm hiểu về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Từ đó, HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. - Sau khi thảo luận, GV nêu thêm câu hỏi: + Em biết thông tin về các hoạt động đó từ đâu? + Trong các hoạt động đó, em thấy ấn tượng với hoạt động nào nhất? Vì sao? - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV yêu cầu HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường và viết báo cáo kết quả. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về việc tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm và lên ý tưởng. - HS tham gia hoạt động Đoàn, Đội và thực hiện viết báo cáo tại nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau. - GV mời HS chia sẻ một số hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường (gợi ý SHS tr.9). + Tổ chức ngày hội đọc sách + Thi đua thành tích tốt trong tuần - GV yêu cầu HS tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 3. Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường - Thể hiện bản thân là đội viên gương mẫu. - Là cơ hội để HS học hỏi, rèn luyện và trưởng thành hơn. -> Kết luận: Thực hiện những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với ngôi trường mà em đang theo học.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đâu không phải là nội dung đặt trong phòng truyền thống nhà trường?
A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
B. Thành tích của nhà trường đạt được.
C. Mô hình khuôn viên trường
D. Sách vở, tài liệu các môn học.
Câu 2. Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Không tham giác các hoạt động của trường
B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 3. Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?
A. học tập chuyên cần
B. thân thiện với bạn bè
C. vứt rác bừa bãi
D. kính trong thầy cô giáo.
Câu 4. Trường chúng ra có nhiều truyền thống tốt đẹp, chúng ta
A. không thích các truyền thống đó.
B. tự hào về truyền thống của trường mình
C. cảm thấy khó chịu khi tổ chức các truyền thống.
D. không xây dựng và tham gia.
Câu 5. Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế nào?
A. Ủng hộ việc làm của Lan
B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
D. Không chơi với bạn Lan nữa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | D | C | B | C |
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện.
Sản phẩm học tập: Những việc làm để xây dựng truyền thống gia đình của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy liên hệ bản thân để nêu những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV kết thúc bài học.
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
- Cách thức xây dựng và gìn giữ tình bạn.
- Xây dựng tình bạn đẹp, biết cách thực hành cách gìn giữ tình bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Chủ động tìm hiểu các thông tin về tình bạn, các cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- Biết cách điều chỉnh bản thân để đáp ứng với những yêu cầu, nội quy của trường, lớp.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
- Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng, yêu quý bạn bè và trân trọng tình bạn đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A4, A0, giấy nhớ, bút chì, bút màu các loại.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS trước khi tìm hiểu nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”.
c. Sản phẩm: HS tích cực, hứng thú tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Vũ điệu tự do”.
- GV hướng dẫn cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn hoặc xếp hàng ngang. Quản trò làm một động tác bất kì như giơ tay, đứng bằng một chân, nhảy múa,... khi quản trò thực hiện hoạt động nào thì cả lớp làm theo. Quản trò đi qua từng HS, bất chợt dừng trước mặt hoặc gọi tên 1 bạn. Ngay khi quản trò dừng lại, bạn đứng đối diện sẽ thực hiện một động tác khác theo ý của mình, đi xung quanh các bạn rồi dừng lại trước hoặc gọi tên một bạn khác thực hiện động tác khác. Vòng chơi lặp lại cho đến khi cả lớp muốn kết thúc.
- Thời lượng cho mỗi lượt chơi khoảng 15 – 30 giây/ bạn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cả lớp tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS hứng thú, tích cực tham gia trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Xây dựng và giữ gìn tình bạn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ về các biểu hiện của tình bạn đẹp.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách nhận biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy viết vào giấy nhớ ít nhất 3 biểu hiện của tình bạn đẹp trong thời gian 5 phút và dán giấy nhớ lên bảng. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những biểu hiện của tình bạn đẹp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ về các biểu hiện của tình bạn đẹp được ghi trong giấy nhớ của mình. Gợi ý: + Yêu thương quý trọng nhau + Phù hợp với nhau về quan điểm sống, tính cách + Chân thành, tin cậy + Luôn giúp đỡ nhau khi có thể. - GV mời HS nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp - Là tình bạn mà ở đó mọi người yêu thương, quý mến nhau; chia sẻ, giúp đỡ nhau; tin tưởng nhau;... - Nhận biết được các biểu hiện của tình cảm đẹp sẽ giúp HS biết trân trọng và giữ gìn tình bạn.
|
Hoạt động 2: Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn
Mục tiêu: Giúp HS biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Nội dung: GV hướng dẫn HS đưa ra các cách thức của các nhân vật trong tình huống SHS tr.10 xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Sản phẩm học tập:HS biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời HS đọc tình huống SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về tình huống để chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn. Gợi ý câu hỏi: + Nhân vật trong tình huống tên là gì? + Tình bạn của họ có phải là tình bạn đẹp không? Vì sao? + Họ đã làm gì để xây dựng và giữ gìn tình bạn của mình? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người để trao đổi về cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, thảo luận tình huống SHS tr.10 và rút ra cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời: + Nhân vật trong tình huống là Huy và Hoàng, 2 người bạn thân từ lớp 6. + Tình bạn của họ là tình bạn đẹp. Vì cả hai đều luôn quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với nhau. + Cách xây dựng và giữ gìn tình bạn: Huy và Hoàng hỗ trợ nhau trong quá trình học tập, cùng tham gia câu lạc bộ thể thao, thường xuyên tâm sự với nhau về vấn đề cuộc sống,... - GV mời HS nêu cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn. Gợi ý: + Luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống + An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn + Biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta cần có niềm tin, sự bao dung, độ lượng, lắng nghe và chia sẻ,... cùng nhau. Đó là bí quyết để chúng ta giữ gìn và phát triển tình bạn đẹp.
|
Hoạt động 3: Xây dựng tình bạn đẹp
Mục tiêu: Giúp HS biết cách xây dựng tình bạn đẹp.
Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tham gia hoạt động “Cùng làm chiếc bánh tình bạn”.
Sản phẩm học tập:HS biết cách xây dựng tình bạn đẹp.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (giữ nguyên nhóm ở Hoạt động 2) và yêu cầu các nhóm theo luận để tham gia hoạt động “Cùng làm chiếc bánh tình bạn”: + Thảo luận về nguyên liệu để làm “chiếc bánh tình bạn”. + Xác định cách thức tiến hành làm “chiếc bánh tình bạn”. Gợi ý:
+ Giới thiệu chiếc bánh tình bạn đã được thực hiện. - Sau khi các nhóm trình bày, GV đặt thêm một số câu hỏi: + Tại sao các em chọn nguyên liệu này để làm bánh tình bạn? + Trong những nguyên liệu đó, nguyên liệu nào không thể thiếu? + Có những lưu ý gì khi làm chiếc bạn tình bạn? + ... - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách xây dựng tình bạn đẹp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, dựa vào hiểu biết bản thân, sáng tạo và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm giới thiệu “Chiếc bánh tình bạn”. - GV mời HS nêu cách xây dựng tình bạn đẹp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 3. Xây dựng tình bạn đẹp Để xây dựng tình bạn đẹp, cần hội tụ rất nhiều yếu tố và đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực vun đắp của mỗi cá nhân trong mối quan hệ bạn bè ấy.
|
Hoạt động 4: Thực hành cách thức giữ gìn tình bạn
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống khác nhau.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, đóng vai xử lí các tình huống SHS tr.11.
c. Sản phẩm học tập:HS biết cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống khác nhau.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu HS xử lí các tình huống SHS tr.11: + Nhóm 1, 2: Xử lí tình huống 1, 2 + Nhóm 3, 4: Xử lí tình huống 3, 4, 5. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống khác nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống SHS tr.11. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: 1. Khi em được nghe những thông tin không đúng về bạn của mình em sẽ đính chính lại sự thật giúp bạn. 2. Khi bạn đạt giải cao em sẽ chúc mừng bạn và noi theo tấm gương của bạn. 3. Em sẽ phải xác mình điều đó có đúng hay không, rồi nói chuyện trực tiếp với bạn của mình. 4. Em và bạn hiểu nhầm nhau vấn đề nào đó thì em sẽ cố gắng nói cho bạn biết quan điểm của mình và đông thời tôn trọng quan điểm của bạn. 5. Em sẽ động viên, an ủi và ở bên cạnh bạn khi bạn gặp phải chuyện buồn. - GV mời HS nêu cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống khác nhau. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 4. Thực hành cách thức giữ gìn tình bạn - Trong mối quan hệ bạn bè sẽ có thể nảy sinh nhiều tình huống khác nhau. - Dù trong tình huống nào, mỗi chúng ta cần bình tĩnh, suy xét và biết cách thực hiện sự ứng xử đúng mực, phù hợp. Đó là cách chúng ta duy trì và giữ gìn tình bạn của mình. -> Kết luận: - Biết cách xây dựng tình bạn đẹp là một trong những kĩ năng cô cùng cần thiết. - Quan tâm, chia sẻ, cảm thông, vị tha là cách em thể hiện sự trân trọng và giữ gìn tình bạn.
|
..................
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 8 Cánh diều