Giáo án Giáo dục địa phương 8 năm 2024 - 2025 (Cả năm) KHBD Giáo dục địa phương 8 (Hà Nội, Đắk Lắk, Trà Vinh)
Giáo án Giáo dục địa phương 8 năm 2024 - 2025 mang tới các bài giảng trong cả năm học của Hà Nội, Đắk Lắk, Trà Vinh, giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 8 của mình.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương lớp 8 được biên soạn khoa học, nội dung bám sát SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Ngữ văn 8 KNTT. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Giáo án Giáo dục địa phương 8 năm 2024 - 2025 (Cả năm)
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Hà Nội
Tiết 5: DANH NHÂN VÀ CÁCH PHÂN LOẠI DANH NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là danh nhân và cách phân loại danh nhân
- Kể tên được một số danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc được Unesco vinh danh .
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin để tìm hiểu các danh nhân văn hóa tiêu biểu của thành phố Hà Nội.
3. Phẩm chất
- Tự hào, noi gương các danh nhân văn hoá trong học tập và rèn luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu GDĐP Hà Nội 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh về các danh nhân văn hóa tiêu biểu .
2. Đối với học sinh
- Tài liệu GDĐP Hà Nội 8. Tìm hiểu về các danh nhân trên Internet.
- Đọc trước tài liệu liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
A-HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 1-Mục tiêu; Kích thích nhu cầu tìm hiểu các danh nhân văn hóa tiêu biểu 2-Tổ chức thực hiện | |
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nhân vật trong bức tranh dưới đây là ai? Chia sẻ hiểu biết của em về nhân vật này.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Nhân vật trong ảnh: Nguyễn Trãi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, chưa vội kết luận câu trả lời đúng/sai. - GV dẫn dắt HS vào bài học. | |
B-HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về danh nhân 1- Mục tiêu: Hs hiểu được danh nhân là gì. Nêu được ví dụ về danh nhân. 2-Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ; ? Em hiểu danh nhân là gì cho ví dụ? -HS thảo luận ghi vào phiếu học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận GV mở rộng: Trong cuộc sống, cũng có nhiều người nổi tiếng và được yêu thích mến mộ nhưng không phải là danh nhân bởi vì họ chưa gây được cảm xúc kính trọng trong lòng người khác. Trước một danh nhân, chúng ta buộc phải khâm phục, kính ngưỡng bởi nghị lực phi thường, lý tưởng cao đẹp, cuộc đời cống hiến không mỏi mệt và đạo đức tuyệt vời của họ. Họ là tấm gương sáng để hậu thế noi theo học hỏi. Giá trị cốt lõi của các danh nhân chính là những ảnh hưởng tốt đẹp của họ đối với cộng đồng xã hội. Bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống con người, từ khoa học, y học, quân sự, văn hóa, nghệ thuật, hay đạo học… cũng đều có những cống hiến vượt trội của họ | I. Danh nhân và cách phân loại danh nhân 1. Định nghĩa danh nhân - HS thực hiện nhiệm vụ Danh nhân là những người mà tên tuổi của họ được đông đảo quần chúng biết đến trong sự ngưỡng mộ, yêu kính hoặc tôn thờ. Họ sở hữu tài năng xuất chúng, sự nghiệp lẫy lừng và tạo nên được những ảnh hưởng lớn lao tốt đẹp cho cộng đồng xã hội, quốc gia, thế giới. Danh nhân là những người được sử sách lưu truyền, được ca ngợi, tôn vinh bởi những đóng góp lớn lao của họ đối với cộng đồng, với đất nước và nhân loại. Các danh nhân trên nhiều lĩnh vực như khoa học, chính trị, xã hội, văn học… đã làm nên giá trị thật của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy xã hội tốt lên từng ngày VD; Đức Phật, Khổng Tử, Chúa Jesus, Socrates, Pythagoras, Hippocrates… |
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của danh nhân 1- Mục tiêu: Nắm được những đặc điểm chung của danh nhân. 2- Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ thảo luận trao đổi cặp bàn: ? Danh nhân mang những đặc điểm chung nào? - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận - GV mở rộng: Chúng ta thường bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các danh nhân bằng những danh xưng như bậc anh hùng, vị cứu tinh, nhà thiên tài, vị Thánh… bởi sự vượt trội của họ trên nhiều khía cạnh. Cuộc đời của mỗi danh nhân có những lúc thăng, lúc trầm, có những lúc vinh quang cũng có khi chịu thiệt thòi, oan ức. Nhưng cuối cùng họ đã vượt lên tất cả, để lại những đóng góp lớn lao và danh tiếng giữa cuộc đời. Dù trong lĩnh vực nào, thời đại nào, các danh nhân cũng đều là những con người đặc biệt bởi đạo đức, tài năng, nghị lực phi thường… khiến chúng ta khâm phục, ngưỡng mộ. Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, thẳm sâu trong mỗi việc làm của những danh nhân đều là tấm lòng thương yêu đối với con người, với quê hương, đất nước. Họ có những điểm tương đồng về đạo đức như lòng vị tha, nhân ái, dũng cảm, sự tận tụy, khiêm tốn… Trường hợp của danh tướng Trần Bình Trọng đã để lại một bài học về lòng trung thành cho muôn đời sau. Khi bị giặc Nguyên Mông bắt và tìm cách mua chuộc, ông đã tuyên bố rằng “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đó là một trong những lời tuyên bố đanh thép nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Phẩm chất khiêm tốn của các danh nhân càng khiến mọi người thêm cảm phục, kính trọng. Tuy đã trở thành Chủ tịch, người đứng đầu một đất nước nhưng Bác Hồ vẫn luôn giữ lối sống giản dị, mộc mạc. Trả lời các nhà báo nước ngoài, Bác nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận vậy…”. Nhà bác học Isaac Newton dù đạt được rất nhiều thành tựu trong vật lý và toán học nhưng vẫn khiêm tốn: “Điều ta biết là giọt nước, điều ta chưa biết là đại dương”. Nhà vật lý thiên tài Einstein cũng từng nói: “Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết”. Tiêu biểu cho lý tưởng sống cao cả đã trở thành huyền thoại đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là biểu tượng đẹp nhất về sự hy sinh, cống hiến quên mình. Toàn bộ trái tim, tâm hồn, cuộc đời của Bác đã dành trọn cho dân, cho nước: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chúng ta ngưỡng mộ danh nhân Lê Hữu Trác bởi những đóng góp lớn lao của ông cho nền y học nước nhà. Trong “Lĩnh Nam bản thảo” ông đã thừa kế 497 vị thuốc Nam của danh y Tuệ Tĩnh và chép thêm hơn 300 vị thuốc, khẳng định nguồn dược liệu phong phú có sẵn trong thiên nhiên. Bộ sách “Y Tông Tâm Lĩnh” được xem là “bách khoa toàn thư” y học của thế kỷ XVIII, và cũng là bộ sách y học xuất sắc nhất trong thời kỳ phong kiến. Thành công của danh y Lê Hữu Trác không chỉ làm rạng rỡ y học nước nhà mà còn đóng góp cho nền y học thế giới. Đã 600 năm trôi qua nhưng tư tưởng sống cao đẹp của Nguyễn Trãi mãi mãi đi vào lòng người thông qua những tác phẩm văn học mà ông sáng tác tiêu biểu như Bình Ngô Đại Cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập. Đến ngày hôm nay, tư tưởng nhân nghĩa của ông được cả thế giới tôn vinh, ca ngợi vì giá trị to lớn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như định hướng giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ đương thời. Các danh nhân giao tiếp với quần chúng bằng con đường giảng dạy nhằm truyền đạt những đạo lý, kiến thức và kinh nghiệm sống của mình như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Cao Bá Quát, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu… Ở lĩnh vực y học, nhiều danh nhân tương tác với xã hội bằng việc đem hết năng lực và tấm lòng của mình để chữa bệnh cứu người như bác sĩ Hippocrates, danh y Hải Thượng Lãn Ông, giáo sư Elizabeth Blackwell, nhà bác học Alexandre Yersin, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, giáo sư Tôn Thất Tùng… | 2. Đặc điểm chung của danh nhân -HS thực hiện nhiệm vụ Trả lời cac câu hỏi (Dự kiến trả lời) - Danh nhân là những người đạo đức “Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức”. -. Danh nhân phải là người có lý tưởng sống cao đẹp Sống trên cuộc đời này, mỗi chúng ta đều cần một lý tưởng để sống bởi vì “Lý tưởng là ngọn đèn sáng chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng xác định; không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lev Tolstoy). - Danh nhân là những người có nghị lực lớn lao -Danh nhân là những người tài giỏi, thành công. -Danh nhân thường xuyên có sự tương tác với xã hội
|
Hoạt động 3: 1- Mục tiêu: Nắm được cách phân loại danh nhân theo các lĩnh vực. 2- Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ thảo luận trao đổi cặp bàn: ? Phân loại danh nhân như thế nào? cho ví dụ - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận - GV mở rộng: Trong lịch sử Việt Nam, những danh nhân anh hùng tiêu biểu có thể kể đến như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, vua Quang Trung… Thế kỷ XX Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc đầy đau thương. 80 năm thực dân Pháp đô hộ, gần 30 năm đế quốc Mỹ xâm lược đã lấy đi hàng triệu sinh mạng. Gắn liền với giai đoạn lịch sử này là tên tuổi của một vị tướng huyền thoại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một thiên tài quân sự của thế kỷ với trí tuệ mưu lược, tinh thần quyết thắng và một trái tim nhân hậu. Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử làm nên tên tuổi của Đại tướng không chỉ bởi tài năng quân sự làm nên chiến thắng “chấn động địa cầu”, mà còn bởi đó là “Vị Tổng tư lệnh có trách nhiệm với từng vết thương và từng giọt máu của mỗi người lính”.
Đức Phật, Khổng Tử, Chúa Jesus… là những bậc danh nhân lỗi lạc như thế, bởi tài sản lớn nhất các Ngài để lại cho nhân loại là kho tàng đạo lý mang giá trị đạo đức, tinh thần giúp con người hoàn thiện nhân cách, đóng góp vào sự hoà bình, phồn thịnh của hành tinh. Gắn liền với vận mệnh dân tộc là những bậc minh quân, tướng tài lỗi lạc với những công trạng lừng lẫy như Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Quang Trung… Trong hàng lãnh đạo ấy có một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà lãnh đạo cấp cao có tầm tư duy chiến lược, một nhà chính trị có phẩm chất đạo đức trong sáng, đó là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài của dân tộc Việt Nam KẾT LUẬN Danh nhân là những con người lỗi lạc của thời đại, họ không những là kết tinh của tài năng trí tuệ, của lòng trung quân ái quốc, của nghị lực phi thường, mà còn là biểu trưng cho lý tưởng sống cao thượng và sự cống hiến không mệt mỏi cho xã hội. | 3. Phân loại danh nhân
- HS thực hiện nhiệm vụ Trả lời các câu hỏi (Dự kiến trả lời)
- Danh nhân anh hùng VD; Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, vua Quang Trung…
- Danh nhân về đạo học Đức Phật, Khổng Tử, Chúa Jesus…
- Danh nhân trong lĩnh vực chính trị xã hội
- Danh nhân văn học nghệ thuật - Danh nhân khoa học
|
Hoạt động 3: 1- Mục tiêu: Nắm được các danh nhân văn hóa của nước ta được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. 2- Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ thảo luận trao đổi cặp bàn: ? Cho biết ở nước ta ,nhũng ai được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?Có mấy danh nhân? nêu hiểu biết của em về danh nhân đó ? - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận - GV mở rộng: 4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015). | 4. Các danh nhân văn hóa nước ta được UNESCO vinh danh -HS thực hiện nhiệm vụ Trả lời cac câu hỏi (Dự kiến trả lời)
-Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất - Nguyễn Trãi Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất - Danh nhân Nguyễn Du Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Chu Văn An Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
|
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1- Mục tiêu; Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức . 2- Tổ chức thực hiện | |
- GV Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Vẽ sơ đồ tư duy về danh nhân,cách phân loại danh nhân? - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết. | - HS Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời cá nhân. - HS Báo cáo kết quả và trao đổi. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa. |
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1- Mục tiêu; Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS. 2- Tổ chức thực hiện | |
- GV Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phương án 1: Kể tên các danh nhân Hà Nội xưa ? - Phương án 2: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về các danh nhân tiêu biểu của Hà Nội từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX theo các gợi ý: - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. - Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS. | -Thực hiện nhiệm vụ học tập - Trình bày Sản phẩm |
* Dặn dò; Tìm hiểu các danh nhân Hà nội trên mạng INTERNET giờ sau học.Một số danh nhân nổi tiếng ở Hà Nội
+ Ngô Quyền – vị vua khai mở triều đại phong kiến Việt Nam.
+ Lý Thường Kiệt với bài thơ “Thần” vang vọng non sông.
+ Chu Văn An – Thầy giáo của muôn đời.
+ Nguyễn Trãi – Vì sao khuê tỏa sang đất Thăng Long.
+ Phùng Khắc Khoan – ông trạng làng Bùng.
+ Bà huyện Thanh Quan – nữ sĩ đất Thăng Long.
....
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Đắk Lắk
Bài 1: ĐẮK LẮK TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.
(Thời lượng: 3 tiết; Tuần 1,2,3)
I. MỤC TIÊU.
1. Về năng lực.
- Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị, dân cư, và đời sống xã hội đời sống ở Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
- Nêu được những hoạt động kinh tế và hình thức sở hữu của dân cư Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
2. Về phẩm chất.
- Chăm chỉ, tích cực học tập khám phá những nét tiêu biểu trong lịch sử, văn hóa của quê hương Đắk Lắk.
- Biết yêu quê hương Đắk Lắk và trân trọng những giá trị văn hóa của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tài liệu giáo dục địa phương
- Tư liệu tranh ảnh, liên quan đến chính trị, xã hội, đời sống văn hóa, lễ hội… ở Đắk Lắk
- Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bút dạ
- Bảng nhóm
- Tài liệu giáo dục địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP.
a. Mục tiêu.
- Tạo sự hứng khởi cho học sinh trước khi vào tiết học
- Học sinh định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trong quá trình học tập
b. Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh xem một đoạn video về trải nghiệm văn hóa người Ê đê theo Lik: https://antv.gov.vn/tin-tuc/van-hoa/trai-nghiem-van-hoa-dan-toc-e-de-o-dak-lak-311744.html
- Video vừa xem cho em biết điều gì? em có cảm nhận gì về Đắk Lắk? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân, xem phim, suy ngẫm những cảm nhận của mình về văn hóa của người ê đê theo các nội dung GV yêu cầu.
*Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện 4 HS chia sẻ những cảm nhận của mình trước lớp
- Các HS khác bổ sung
* Bước 4: Nhận xét kết quả hoạt động
- GV nhận xét chung và từ đó dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
* Hoạt động : I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
a. Mục tiêu.
- Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
b. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ.
- Gv yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, đọc thông tin tài liệu mục 1, hoàn thành phiếu học tập về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
- Trình bày tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp. |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc thông tin mục 1 sgk - Thảo luận với bạn và cùng hoàn thành nội dung trong phiếu học tập * Sản phẩm: - Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đặt Tây Nguyên là nước Nam Bàn - Từ cuối thế kỉ XV, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt - Năm 1540, Bùi Tá Hán thi hành nhiều chính sách nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Đại Việt và các tộc người trên vùng cao nguyên như: Mở rộng quan hệ buôn bán giữa người Kinh với đồng bào Tây Nguyên; xin phong vương cho hai thủ lĩnh là Thủy Xá và Hỏa Xá người jrai. - Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn khuyến khích người Kinh và người miền núi tự do trao đổi hàng hóa. Người Kinh thường xuyên lên xuống vùng Đắk Lắk. |
* Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện 2 đến 3 cặp, dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành mô tả lại tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp.
- Các cặp khác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh.
- Dùng tư liệu, hình ảnh, mục em có biết để dẫn chứng thêm về tình hình chính trị của Đắk Lắk thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.
- Cho học sinh cả lớp thảo luận: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX?
- HS trao đổi tự do
- Đại diện 2 HS lên trình bày trước lớp
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Từ đầu thế kỉ XV, ĐL đã được các vua Đại Việt quan tâm, từng bước trở thành lãnh thổ của Đại Việt, những việc làm của các vua quan nhà Lê, nhà Nguyễn đã làm cho mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc thêm gần gũi.
* Hoạt động II/ DÂN CƯ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a. Mục tiêu.
- Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình dân cư, đời sống xã hội ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
b. Tổ chức thực hiện.
* Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ.
- Gv yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, đọc thông tin sgk - Khai thác thông tin để: Trình bày tình hình dân cư và đời sống xã hội ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Theo gợi ý sau: + Cư dân chủ yếu + Đơn vị xã hội cơ bản + Nghĩa vụ của cư dân + Nghi thức tín ngưỡng + Hoạt động của buôn, bon + Tình hình xã hội |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc tài liệu, thảo luận theo nhóm và hoàn thành nội dung * Sản phẩm: - Cư dân: Thế kỉ XV, cư dân chủ yếu là người Ê đê và M nông. - Đơn vị xã hội cơ bản: Người Ê đê sống trong các buôn, người M nông sống trong các bon. - Nghĩa vụ của cư dân: Tương trợ, bảo vệ cho nhau. - Tín ngưỡng: Cả 2 dân tộc cùng thực hiện nghi thức tín ngưỡng tương đồng, có khu nhà mồ riêng. - Hoạt động của buôn, bon: Đều phải tuân thủ những luật lệ chung của bộ máy nhà nước tự quản, đứng đầu là các M tao, người chủ làng. - Tình hình xã hội: Thế kỉ XIX, xã hội chưa phân hóa giai cấp, chưa có tầng lớp thống trị bóc lột, nhưng có sự phân biệt giàu nghèo. |
* Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp
- Các nhóm khác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung
- Dùng tư liệu, hình ảnh để dẫn chứng thêm về tình hình cư dân và xã hội ở ĐL trong thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.
- Cho học sinh cả lớp thảo luận: Dựa vào đâu mà em biết từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX sự phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện ở Đắk Lắk ?
- HS dựa vào hình ảnh 1.1. và 1.2, mục em có biết để trả lời
- GV nhận xét và kết luận.
...............
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Trà Vinh
TÊN BÀI DẠY - BÀI 1
MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH
Môn học/Hoạt động giáo dục: GDĐP; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 03 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
- Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
- Thể hiện được hoạt động đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Trà Vinh.
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực Lịch sử:
+ Năng lực nhận thức Lịch sử: Năng lực nhận thức về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kể thêm một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở Trà Vinh mà em biết.
+ Năng lực tìm hiểu Lịch sử: Sưu tầm một số loại hình nghệ thuật của địa phương em
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Lịch sử vào cuộc sống, liên hệ thực tế địa phương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo giữ gìn loại loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tài liệu tham khảo, kế hoạch giảng dạy
- Tranh ảnh, video…
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:
- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho học sinh.
- Học sinh nêu được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh dựa vào hiểu biết của bản thân và hình ảnh giáo viên cung cấp
b. Nội dung:
- Kể các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh mà em biết.
- HS nhìn vào hình ảnh 1.5, 1.6 và chia sẻ những hiểu biết của mình về các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh và ý nghĩa của các loại hình nghệ thuật ấy.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Trà Vinh có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như đờn ca tài tử, cải lương của người Kinh; sân khấu kịch hát Dù kê, múa Rom vong (Lâm thôn) của người Khmer; múa Lân Sư Rồng của người Hoa…
- HS nhìn vào hình ảnh và chia sẻ:
1. Hình 1.5. Biểu diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử.
2. Hình 1.6. Hình minh hoạ hoá trang một nhân vật trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê
- Ý nghĩa: Các loại hình nghệ thuật truyền thống như đờn ca tài tử Nam Bộ, hát Dù Kê (của đồng bào dân tộc Khmer) ở Trà Vinh đã gắn bó qua nhiều thế hệ, từ lâu đã trở thành một nguồn động lực tinh thần to lớn của cộng đồng; giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn, cảm nhận cuộc sống tích cực hơn và thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ: học sinh tham gia thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 3 phút.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới.
GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.
Trà Vinh là vùng đất giàu loại hình nghệ thuật truyền thống. Từ thời Vương quốc Phù Nam sự tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Hin-đu giáo và Phật giáo đã làm đa dạng loại hình nghệ thuật truyền thống của vùng đất này và trở thành sức mạnh đoàn kết trong các dân tộc. Tiết học này cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh nhé!.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Đờn ca tài tử Nam Bộ:
a. Mục tiêu:
- Kể được tên 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh
- Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật , giá trị của 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh trà Vinh.
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
b. Nội dung
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.5, thông tin trong tài liệu và kiến thức đã học, em hãy trả lời một số câu hỏi sau:
1/ Loại hình nghệ thuật truyền thống Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời ở thế kỉ nào?
2/ Kể tên 1 số nhạc cụ trong Đờn ca tài tử?
3/ Em hãy trình bày nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ?
4/ Em hãy kể tên 1 số nghệ nhân đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về lĩnh vực Đờn ca tài tử?
c. Sản Phẩm:
Câu trả lời và sản phẩm thảo luận của học sinh.
Học sinh nêu cảm nhận của em về loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cặp đôi, theo bàn, nhóm (khoảng 10 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả.
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
+ Đờn ca tài tử là 1 loại hình nghệ thuật đặc sắc, ra đời vào cuối thế kỉ XIX bắt nguồn từ nhạc Lễ, nhã nhạc Cung đình Huế và văn học dân gian; được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 05/12/2013, phổ biến và lan toả khắp 21 tỉnh phía Nam nước ta (trong đó có tỉnh Trà Vinh)., miền Nam có sức
+ Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca do những người bình dân, thanh niên nam, nữ nông thôn Nam Bộ ca hát sau những giờ lao động vất vả.
+ Là loại hình biểu diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại đàn (còn gọi là tứ tuyệt) gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. (về sau có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây đàn guitar phím lớn)
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quí mến, học hỏi nhau tài nghệ, văn hoá ứng xử, đạo đức góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng hướng tới giá trị” chân, thiện, mĩ” và thường không câu nệ về trang phục, cũng như rất đa dạng về nơi biểu diễn.
.................
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Giáo dục địa phương 8