Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy lớp 8 môn KHTN năm 2024 - 2025

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức theo chương trình mới.

KHBD Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Hoạt động trải nghiệm. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 Bài 1

BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).

- Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ … (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).

- Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế …

- Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu …

2. Học sinh

- Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong … để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).

- SGK, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung: GV dựa vào câu hỏi mở đầu SGK – KHTN8 tr6 để dẫn dắt vào bài mới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, câu trả lời có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?

- Học sinh nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc theo cặp cùng bàn, thảo luận.

- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một cặp đôi báo cáo kết quả.

- Giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để biết được những điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất đảm bảo thành công và an toàn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

a) Mục tiêu:

- Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.

- Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn.

b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1?


Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.

Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...

- Nhãn a) cho biết:

+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.

+ Công thức hoá học: NaOH.

+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.

+ Khối lượng: 500g.

+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.

+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

- Nhãn b) cho biết:

+ Tên hoá chất: Hydrochloric acid.

+ Nồng độ chất tan: 37%.

+ Công thức hoá học: HCl.

+ Khối lượng mol: 36,46 g/mol.

+ Các kí hiệu cảnh báo:

- Nhãn c) cho biết:

Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.

+ Oxidizing: có tính oxi hoá.

+ Gas: thể khí.

+ Tên chất: oxygen.

+ Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.

+ Khối lượng: 25 kg.

Câu 2:

- Cách lấy hoá chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.

- Cách lấy hoá chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.

Câu 3:

- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hoá chất

Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...

2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo … của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng.

- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.

- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.

- Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng (ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ …) và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm này.

b) Nội dung:

Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.


Câu 2: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp và phải hơ nóng đều ống nghiệm. Hãy giải thích điều này.

Câu 3: Nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1:

a – 2; b – 4; c – 6; d – 1; e – 3; g - 5.

Câu 2:

- Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.

Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.

- Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

Câu 3: Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm: Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 2.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng

Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ…

2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm

a) Ống nghiệm

- Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm.

- Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 2/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn cồn.

b) Ống hút nhỏ giọt

Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.

...............

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 Bài 2

BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Môn KHTN 8

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí,
biến đổi hoá học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm vẽ biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

- Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

- Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và
trinh bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số dấu hiệu chúng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản úng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tiến hành được một số thí nghiệm vẽ biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. Biết được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về biến đổi vật lí và hoá học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu được tham gia và trình bày ý kiến.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết

các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cẩu trong chủ đề bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hoạt động Khởi động: một tờ giấy trắng và 1 cái bật lửa,

Phiếu học tập số 1

STT

Cách thực hiện

Hiện tượng

Nhận xét

Kết luận

- Hoạt động Thí nghiệm vể biến đổi vật lí: nước đá viên; cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn,
kiềng sắt.

- Hoạt động Thí nghiệm về biến đổi hoá học: bột sắt, bột lưu huỳnh; ống nghiệm chịu
nhiệt, đũa thuỷ tinh, đèn cồn.

- Hoạt động Dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành: các dung dịch hydrochloric acid
loãng, sodium hydroxide, copper(II) sultate, barium chloride, kẽm viên; ống nghiệm, ống
hút nhỏ giọt.

- Phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được biến đổi nào là biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

b) Nội dung: Tạo hứng thú cho HS và giúp HS nhận biết được biến đổi vật lí và biến đổi hóa học một cách sơ khai

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập số 1

STT

Cách thực hiện

Hiện tượng

Nhận xét

Kết luận

1

Vò giấy

Tờ giấy bị nhàu

Biến đổi không tạo ra chất khác.

Biến đổi vật lí

2

Xé giấy

Tờ giấy bị xé rách

Biến đổi không tạo ra chất khác.

Biến đổi vật lí

3

Đốt giấy

Tờ giấy bị cháy thành tro

Biến đổi thành chất khác.

Biến đổi hóa học

d) Tổ chức thực hiện:

GV bắt đầu bài học bằng cách phát cho HS 1 số dụng cụ và nêu vấn đề cần giải quyết

Dụng cụ: Một tờ giấy trắng và một bật lửa.

Vấn đề cần giải quyết:

+) Dùng những dụng cụ có sẵn, em hãy đề xuất và thực hiện những cách làm biến đổi tờ giấy.

+) Quan sát hiện tượng và ghi lại vào Phiếu học tập số 1.

GV chưa cần đánh giá, bình luận về ý kiến của HS, để các em hoàn toàn thoải mái
trong việc bộc lộ suy nghỉ của mình, thể hiện sự hiểu biết trong việc đưa ra các nhận xét và biện luận

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

b) Nội dung: Chất chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới => Biến đổi vật lí

- Chất biến đổi có tạo ra chất mới, được gọi là biến đổi hóa học.

c) Sn phm:

Biến đổi vật lí

TN1: a/ 0oC   b/ 250C    c/ 100oC

b, Nước chỉ biến đổi về mặt trạng thái, nước không bị biến đổi thành chất khác

TN2: Muối ăn chỉ biến đổi về mặt trạng thái, muối không bị biến đổi thành chất khác

Phiếu học tập số 2:

TN

Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích

Đun nóng hỗn hợp bột ironsulfur

Trộn hỗn hợp bột iron và sulfur, chia làm 2 phần và cho vào 2 ống nghiệm

- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1)

- Đun nóng hỗn hợp trong ống nghiệm (2) một lúc rồi ngừng đun

- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2)

Nam châm bị hút vào đáy ống nghiệm

Hỗn hợp nóng sáng lên, ta thu được chất rắn màu xám

Nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm

Nam châm hút iron trong hỗn hợp

Khi bị đun nóng , sulfur tác dụng với iron tạo thành chất mới là iron (II) sunfide

Chất rắn trong ống nghiệm không phải là iron

Có sự biến đổi về chất tạo thành chất mới là Iron (II) Sunfide

* Phân biệt biến đổi vật lí và hóa học trong các hiện tượng sau:

Phơi quần áo dưới ánh nắng => Biến đổi lí học

Sương đọng trên lá => Biến đổi lí học

Bánh mì mốc => Biến đổi hóa học

Xích xe bị gỉ sét => Biến đổi hóa học

d) Tchc thc hin:

- GV hướng dẫn HS chia nhóm làm thí nghiệm về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học trong SGK và trả lời cầu hỏi trong phần hoạt động. Nhóm HS làm thí nghiệm 1 (thí nghiệm về sự chuyển thể của nước) và 2 (thí nghiệm về sự chuyển thể của muối ăn), quan sát và rút ra kết luận, trả lời câu hỏi.

1/ * Nhóm 1,2,3 làm thí nghiệm và thảo luận trả lời

1a/ Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1.

b/ Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

* Nhóm 4,5,6 làm thí nghiệm và thảo luận trả lời

2/ Qua thí nghiệm 2 trình bày quá trình chuyển thể của muối?

- Vậy trong quá trình chuyển thể muối có bị biến đổi thành chất khác không?

HĐ2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập 2

Thí nghiệm về biến đổi hóa học

Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2:

TN

Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích

Đun nóng hỗn hợp bột ironsulfur

Trộn hỗn hợp bột iron và sulfur, chia làm 2 phần và cho vào 2 ống nghiệm

- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1)

- Đun nóng hỗn hợp trong ống nghiệm (2)một lúc rồi ngừng đun

- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2)

...............

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án KHTN 8 KNTT

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

2 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • nguyễn thị quyền
    nguyễn thị quyền

    MÌNH CẦN TẢI GIÁO ÁN KHTN 8 PHẦN SINH TỪ BÀI 41-47

    Thích Phản hồi 23:35 11/01
    • tu cao
      tu cao có gapp khtn8 ko ạ
      Thích Phản hồi 04/08/23
      Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm