Giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025
Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học 2024 - 2025. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Văn 8 Chân trời sáng tạo của mình.
Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Công nghệ, Giáo dục công dân, Mĩ thuật. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo:
Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THCS………
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: ….. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
3. Phẩm chất:
- Yêu thương con người, yêu thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn: Đối với em, ai là người em yêu thương nhất? Tại sao em lại dành tình cảm nhiều cho người đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những gương mặt thân quen và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 10) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc phần giới thiệu bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. - GV chốt kiến thức về chủ đề bài học Ghi lên bảng. | I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề 1: Cuộc sống quanh ta có biết bao điều đáng nhớ: gương mặt thương yêu của người thân, bạn bè; ánh trăng lấp lánh trên dòng sông; vạt nắng trên hàng cau; ngọn khói lam chiều;... Tất cả những điều đó làm nên sự giàu có trong tâm hồn chúng ta. Nhiều gương mặt thân yêu, khoảnh khắc kỳ diệu của cuộc sống đã được thể hiện rất sinh động trong các vấn thơ. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận được điều đó qua các bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu:Giúp HS hiểu được khái niệm của thơ sáu chữ, bảy chữ, vần, bố cục bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ, cảm hứng chủ đạo, vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học, đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, vần liền và vần cách Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về đặc điểm thơ 6 chữ, thơ 7 chữ + Thơ sáu chữ là:…. + Thơ bảy chữ là… - GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 11), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS: + Nêu đặc điểm của vần liền? + Nêu đặc điểm của vần cách? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. - HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu liên kết trong văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 11) về bố cục của bài thơ và mạch cảm xúc của bài thơ, cảm hứng chủ đạo ghi chép những ý chính về khái niệm được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | II. Tri thức Ngữ văn 1. Thơ sáu chữ, bảy chữ a/ Khái niệm: - Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có 6 chữ. - Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ. - Mỗi bài có nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. 2. Vần Bên cạnh vần chân và vần lưng ( đã học ở chương trình lớp 7 ), vần trong thơ còn được chia thành vần liền và vần cách ( thuộc vần chân ). - Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. - Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau. Ví dụ: (Ngoài SGK) Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời (Nguyệt Cầm – Xuân Diệu) ( Vần liền: ngời – ơi ) Tháng giêng mơ về lối cũ ( Kí ức Tháng Giêng – Hoàng Mai) 3. Bố cục của bài thơ Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ. 4. Mạch cảm xúc của bài thơ Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ. Ví dụ: Mạch cảm xúc trong bài Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi có sự vận động từ cảm xúc tự hào về vẻ đẹp trù phú, thanh bình của quê hương đến cảm xúc tự hào, yêu nước của con người Việt Nam. 5. Cảm hứng chủ đạo Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc Ví dụ: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là cảm hứng xót thương, day dứt xen lẫn bất lực, nuối tiếc khi nhận ra dấu ấn thời gian và những nỗi vất vả của cuộc đời đã in hẳn lên bóng dáng mẹ. 6. Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn. 7. Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,… - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích, róc rách, tích tắc,… - Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.
+ Soạn bài: Trong lời mẹ hát
TIẾT…: VĂN BẢN 1. TRONG LỜI MẸ HÁT
(Trương Nam Hương)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ
- HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
- Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Học sinh phân biệt được cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người mẹ trong bài thơ
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Trong lời mẹ hát
b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “ Chia sẻ cảm nhận của em về mẹ của mình”
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những hiểu biết về anh hùng Trần Quốc Toản (Hoài Văn)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show”: “Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về người mẹ của mình”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Trong lời mẹ hát.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Trong lời mẹ hát”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Trong lời mẹ hát.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Trương Nam Hương - Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi. - Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ - In trong Ban mai xanh, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1987 b. Thể loại: thơ sáu chữ c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm d. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con. e. Bố cục ● Phần 1: 2 khổ đầu: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ ● Phần 2: khổ thứ 3,4,5,6,7: Sự hi sinh thầm lặng của mẹ ● Phần 3: Khổ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con |
..............
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo