Soạn bài Đổi tên cho xã Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 85 sách Cánh diều tập 1
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Đổi tên cho xã, với những thông tin vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Soạn văn 8: Đổi tên cho xã
1. Soạn bài Đổi tên cho xã siêu ngắn
Câu 1. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?
- Nội dung chính: thông báo việc đổi tên xã
- Nội dung: phần đầu của vở kịch, qua câu chuyện đổi tên cho xã nói về bệnh sĩ của con người.
Câu 2. Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.
- Cách trình bày kịch bản: thể hiện lời thoại của nhân vật
- Các chỉ dẫn sân khấu giúp mô tả hành động sẽ thực hiện
Câu 3. Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.
Một số đặc điểm:
- Lời đối thoại, chỉ dẫn sân khấu
- Nhân vật: tạo ra sự lố bịch, hài hước
- S ử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại.
Câu 4. Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
- Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha: kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng
- Đặc điểm tính cách: ưa sĩ diện, vẻ bề ngoài
Câu 5. Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
- Hiện tượng: háo danh, thích khoe khoang, sĩ diện.
- Điều này vẫn còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay.
Câu 6. Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.
- Bản thân trở nên xấu đi
- Khiến mọi người ghét bỏ,...
2. Soạn bài Đổi tên cho xã chi tiết
2.1 Chuẩn bị
- Văn bản kể về lễ đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm. S ự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa.
- Đặc điểm của hài kịch được thể hiện ở:
- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.
- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)
- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.
- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.
- Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình: Đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài.
- Tác giả Lưu Quang Vũ:
- Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
- Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.
- Từ năm 1965 - 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
- Từ 1970 - 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.
- Từ 1978 - 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.
- Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.
- Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).
- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.
- Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm: Thơ: Hương cây (1968, in chung trong tập Hương cây - Bếp lửa với Bằng Việt), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993)...; Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc vô và vô tận, Tôi và chúng ta…
2.2 Đọc hiểu
Câu 1. Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?
Giới thiệu bối cảnh.
Câu 2. Mục đích của cuộc họp là gì?
Thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm.
Câu 3. Tên mới của xã khác gì tên cũ?
Tên mới dài hơn, hay và ý nghĩa hơn.
Câu 4. Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?
Một số dòng chữ được in nghiêng để trong ngoặc đơn dùng để miêu tả hành động của diễn viên.
Câu 5. Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?
- Bạch Bá Thình từ chức Đội trưởng đội Sáu thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.
- Lê Khắc Tự từ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.
- Hà Thị Thủ từ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã thành người giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.
- Hà Văn Ruộng từ chức Đội trưởng đội Hai thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.
- Bà Độp từ chức Trưởng trại lợn thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.
Câu 6. Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?
Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn riêng, có tên là Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.
Câu 7. Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?
Sử dụng những từ ngữ vô nghĩa, bộc lộ sự thiếu hiểu biết.
Câu 8. Dự đoán kết quả đổi mới xã ông Nha.
Dự đoán: Thất bại
2.3 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?
- Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã: thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm và thay đổi chức vụ của một số người.
- Nội dung có liên quan với tên vở kịch: văn bản Đổi tên cho xã là phần đầu của vở kịch, qua câu chuyện đổi tên cho xã nói về bệnh sĩ của con người. Người có chức quyền ham thành tích, thích sĩ diện mà thay đổi một cách không khoa học, đặt tên mĩ miều. Kết quả chẳng thay đổi được gì lại làm cuộc sống nhân dân càng thêm khó khăn.
Câu 2. Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.
- Cách trình bày kịch bản: nội dung được thể hiện qua lời thoại của nhân vật.
- Các chỉ dẫn sân khấu xuất hiện khá nhiều, nhằm giúp diễn viên nắm được các hành động sẽ thực hiện.
Câu 3. Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.
- Hình thức: các lời đối thoại, có chỉ dẫn sân khấu
- Nhân vật: sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước
- Nội dung: ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói.
- Sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại.
Câu 4. Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
- Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng trong xã hội.
- Đặc điểm tính cách:
- Ưa sĩ diện, vẻ bề ngoài
- Mong muốn đổi tên xã và các chức danh sao cho thật nhiều, thật kêu, thật hay
- Lời phát biểu hùng hồn nhưng sáo rỗng
Câu 5. Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng: háo danh, thích khoe khoang, sĩ diện. Điều này vẫn còn ý nghĩa trong cuộc sống, vì hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống như vậy.
Câu 6. Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.
- Mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người xung quanh
- Chỉ xem trọng lượng mà không có chất
- Đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân