Đoạn trích Đổi tên cho xã Tác giả Lưu Quang Vũ
Văn bản Đổi tên cho xã (trích Bệnh sĩ) đã nêu lên và phê phán hiện tượng: háo danh, thích khoe khoang, sĩ diện.
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Đổi tên cho xã. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Văn bản Đổi tên cho xã
Đổi tên cho xã
Phố Cà,
Trụ sở Ủy ban xã, một căn phòng rộng được trang trí bởi nhiều cờ quạt, khẩu hiệu, áp phích, bản đồ, nổi bật những dòng chữ lớn: “Hùng Tâm vươn lên giàu mạnh hạnh phúc” và “Thay trời đổi đất sắp đặt Hùng Tâm”.
Tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng. Tiếng pháo dứt, tiếng nhạc rầm rộ từ một chiếc loa to. Ông Nha – chủ tịch xã – đứng bên chiếc bàn có phủ vải hoa và đặt mi-cro, vẻ quan trọng. Ngồi cạnh ông là anh Văn Sửu, thư kí của ông Nha, lăm lăm tay bút ghi chép. Các cán bộ, xã viên và đại diện những người dân của xã ngồi nghiêm chỉnh chung quanh, trong đó có ông Thình, ông bà Độp, anh Tỵ, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ,…
ÔNG NHA – Thưa các đồng chí đại diện Dân, Chính, Đảng, đại diện các ban ngành tổ đội, khối nhóm. Thưa các vị đại biểu phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thưa các cụ, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị, các em, các cháu, thay mặt cán bộ nhân dân phố Cà nói riêng và toàn xã Cà Hạ nói chung. Từ hôm nay, nói cụ thể hơn là từ giờ phút này, (xem đồng hồ) 14 giờ 30 phút ngày 1 tháng 3, lịch sử xã ta mở sang một trang mới. Xã Cà Hạ của chúng ta được đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà – thủ phủ của xã ta – sẽ thành thị trấn Hùng Tâm. Chấm dứt cái tên Cà và Cà Hạ nôm na của một quá khứ tối tăm, nghèo khổ. Là con cháu vua Hùng Vương, chúng ta chọn đặt tên mới Hùng Tâm ý nói lên cái tâm hào hùng của người dân xã ta. […]
(Tiếng trống ếch nổi lên. Hai thiếu niên một nam một nữ tiến vào bước đều theo nhịp trống, miệng hô: “Một, hai! Một, hai!”. Tiếng trống ngừng.)
Thưa các đồng chí, thưa các vị đại biểu, cũng giờ phút này, tôi xin long trọng tuyên bố kế hoạch xây dựng cách tân, toàn diện và triệt để, rộng lớn và phong phú, mới mẻ và khoa học: Hợp tác xã Cà Hạ từ nay sẽ được đổi tên là “Liên đoàn Tổ hợp tác xã Công Nông Thương Tín Hùng Tâm”. […] Đề nghị vỗ tay! (Tất cả vỗ tay). […]
(Tiếng trống, tiếng vỗ tay lại ran lên. Văn Sử đứng dậy)
VĂN SỬU – Thay mặt Hội đồng thư kí, được sự ủy nhiệm của đồng chí Nguyễn Toàn Nha, Chủ nhiệm, giờ là Giám đốc Liên đoàn Tổ hợp Công Nông Thương Tín, gọi tắt là Liên hợp xã Hùng Tâm, tôi xin tuyên đọc danh sách các đồng chí được bổ nhiệm vào các chức trách mới trong cơ cấu của Liên hợp xã chúng ta! Thứ nhất, đồng chí Bạch Bá Thình (ông Thình đứng dậy) thôi giữ chức Đội trưởng đội Sáu để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã. Đồng chí Lê Khắc Tự thôi giữ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc để nhận chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản. Đồng chí Hà Thị Thủ thôi giữ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm. Đồng chí Hà Văn Ruộng thôi giữ chức Đội trưởng đội Hai để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp. Bà Độp, nguyên Trưởng trại lợn, được cử giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc. […]
ÔNG ĐỘP – (Đứng dậy) Còn tôi, Bùi Văn Độp, danh sách ngoài kia thiếu tôi, tôi ở bộ phận nào ạ?
ÔNG NHA – Trước ông làm gì nhỉ?
ÔNG ĐỘP – Linh tinh ạ. Vợ em phụ trách trại lợn, nay là Trung tâm Chăn nuôi gia súc, nghe hay thật. Còn em… Thì bác đã từng cử em đấy: việc chính của em là… hoạn lợn ạ, hoạn lợn cho cả hợp tác xã, có khi cả các xã bạn. Bác quên rồi à?
ÔNG NHA – Nhớ rồi. Cả huyện này không ai hoạn lợn khéo bằng ông Đập xã ta, hoạn cho lợn cả vùng. Ông thường làm dưới trại à?
ÔNG ĐỘP – Không a, em đi lang thang, nhà nào gọi thì mình đến tận nhà hoạn. Loáng cái xong ngay!
ÔNG NHA – Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học, bỏ cách làm việc tùy tiện ấy đi. Sẽ phân cho ông một gian sau khu kho cũ làm trụ sở. Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở.
ÔNG ĐỘP – Trụ sở? Trụ sở hoạn lợn ạ?
ÔNG NHA – (Với Văn Sửu) Có cái tên nào đẹp tại không nhỉ, chứ “hoạn lợn".. nghe nó thô thiển làm sao ấy? Chủ nghĩa giùm tôi!
VĂN SỬU – (Suy nghĩ) Hoạn lợn ... Hoạn lợn... Đảng rồi, gọi là Trung tâm Triệt sản gia súc.
ÔNG NHA – Trung tâm Triệt sản gia súc, được đấy! (Vời ông Đập) Ông sẽ được cử làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm
ÔNG ĐỘP – Triệt sản
ÔNG NHA – Nghĩa là hoạn đấy!
ÔNG ĐỘP – Vâng vâng, em hiểu, triệt sản tức là hoạn! Nghe văn minh hẳn: Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm, đồng chí Bùi Văn Độp... Hay quá! (Với vợ) Có chữ nghĩa có khác. Hay quá, u nó ạ!
(Mọi người huyên náo bàn bạc, cười nói.)
ÔNG ĐỘP – (Với vợ) Tôi bây giờ là Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản đấy nhá, không phải lão Độp hoạn lợn, bà đừng có xem thường. Mà bà cũng là Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi, ghê thật, thần tình thật, đổi mới có khác!
BÀ ĐỘP — Thì vẫn thế chứ có gì mà khác. Đúng là dở hơi!
VĂN SỬU – Này bà kia, phát ngôn cho cẩn thận!
ÔNG ĐỘP – Phát ngôn cho cẩn thận! Cứ toàn những kiểu người như bà thì đất nước bao giờ tiến lên được! (Với Sin) Bao giờ thì em được nhận chức Chủ nhiệm cùng trụ sở a?
VĂN SỬU – Ngay ngày mai. Nhưng liệu đấy, bây giờ làm ăn phải tân tiến, khoa học. Trăm mắt người ta nhìn vào. Ngay cả ăn mặc cũng không được lôi thôi, lếch thếch như thế kia nữa. Phải ăn mặc sao cho ra mình là người làm khoa học, hiểu chưa?
ÔNG ĐỘP – Rõ ạ.
(Mọi người giải tán dần, chỉ còn ông Nha, anh Văn Siu và ông Thình.)
ÔNG NHA – (Với Sửu) Được đấy chứ, chủ Sửu? Buổi lễ rất trang nghiêm và đẩy khi thế. Nhờ có chủ. Tôi có đầu óc, có ý chí cao, hoài bão lớn nhưng chữ nghĩa thì không có nhiều. Hồi bé, cha mẹ không cho mình học hành, sau này lại bận công tác, chạy như cờ lông công suốt, nhưng phải nói mình có chí tiến thủ.
VĂN SỬU - Vâng, gì chứ chỉ tiến thủ, đầu óc táo bạo, quy mô thì ai bị được với bác, em chỉ là thư kí giúp việc bác....
ÔNG NHA – Như Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, chú lắm chữ nghĩa, giỏi. Riêng cái khoản đặt tên quan trọng lắm chứ! [...] Cũng như Cà Hạ đổi là Hùng Tâm vậy.
ÔNG THÀNH – Nhưng bác ạ, việc đổi tên xã, rồi kế hoạch đổi mới cách tân hợp tác xã ta thành Liên đoàn tổ hợp xã, em nghĩ là việc quan trọng, không biết trên tỉnh, trên huyện có tán thành không ạ?
ÔNG NHA – Tán thành chứ! Tôi đã báo cáo rồi. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. Huyện, tỉnh cũng rất cần có một nơi là điển hình đi đầu trong việc năng động bung ra, tiên tiến táo bạo. Họ sẽ ủng hộ ta. (Với Sửu) Khâu tuyên truyền tôi giao cho chú, cần nhất là khâu tuyên truyền, chú hiểu không? Thấm nhuần không?
VĂN SỬU – Thấm nhuần, quán triệt ạ.
ÔNG THỈNH - Bác ạ, còn việc của em, thủ thực là em chưa hiểu… chưa quán triệt lắm! Cái chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của em, em chưa hiểu rõ là làm những việc gì. Trước em làm Đội trưởng đội Sáu là đội làm những nghề phụ của xã: tết thảm bẹ ngô, đan sọt, làm phấn viết bảng cho học trò,…
ÔNG NHA – Dẹp những việc manh mún đỏ lại. Giờ ông là Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ, ta đi vào công nghệ, trên đã có chủ trương cho bung ra, ta bung ra, sản xuất những thứ thu lợi nhuận kinh tế nhiều hơn cho xã. Tôi đã cân nhắc kĩ, đã tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia trên huyện, trên tỉnh. Tôi đã lên cả Binh Đà là quê vợ của thằng em chồng con em gái của vợ thằng em vợ tôi để tìm hiểu. Ông Thỉnh ạ, tôi đã quyết định rồi: không thảm bẹ ngô, không sọt, không phấn bảng học trò gì nữa, ta bung ra pháo.
ÔNG THÌNH – “Bung ra pháo” là thế nào ạ?
ÔNG NHA – Là thế: pháo! Ta chuyển sang sản xuất pháo, ông hiểu chưa?
ÔNG THÌNH – Như vậy là ta trồng cà pháo ạ?
ÔNG NHA – Sao ông lại tối dạt thế nhỉ? Trồng cà pháo là thế nào. Không phải cà pháo mà là pháo. Pháo nổ ấy. (Làm điệu bộ) Đoành đoành đoành!
ÔNG THÌNH – À, em hiểu, pháo Tết. [...]
ÔNG NHA – Từ hôm nay ông sẽ hiểu, đồng chí Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ Hùng Tâm ạ. Ngoài việc làm pháo, ông còn phụ trách ngoại vụ, nghĩa là ngoại giao, tiếp khách, giao thiệp. Việc này cũng rất quan trọng. Phải làm sao để toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc biết tiếng chúng ta.
VĂN SỬU – Đúng! Phải có chí tiến thủ, phải có hoài bão lớn.
ÔNG NHA – Tôi tuy không được học hành nhiều nhưng tôi có đầu óc nhìn xa trông rộng. Tôi quyết cho hai đứa con tôi học hành đến nơi đến chốn. Cái Nhàn hiện đã tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, được giữ lại viện nghiên cứu khoa học, nó sẽ trở thành một nhà khoa học, tôi giao cho nó nhiệm vụ phải trở thành một nhà khoa học có tên tuổi. [...] Không làm thì thôi, đã làm phải danh tiếng hơn người. Phải không chú Sửu?
VĂN SỬU – Dạ. Đúng ạ. Cô Nhàn thừa hưởng ở bác đầu óc táo bạo, thông minh. Nhất định cô ấy sẽ trở thành một nhà khoa học danh tiếng.
I. Đôi nét về Lưu Quang Vũ
- Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
- Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.
- Từ năm 1965 - 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
- Từ 1970 - 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.
- Từ 1978 - 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.
- Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.
- Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).
- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.
- Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm: Thơ: Hương cây (1968, in chung trong tập Hương cây - Bếp lửa với Bằng Việt), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993)...; Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc vô và vô tận, Tôi và chúng ta…
II. Giới thiệu về đoạn trích Đổi tên cho xã
1. Xuất xứ
Đoạn trích Đổi tên cho xã nằm ở cảnh đầu của vở kịch Bệnh sĩ.
2. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “tiếng trống ngừng”: bối cảnh diễn ra cuộc họp.
- Phần 2. Tiếp theo đến “anh Văn Sửu và Ông Thìn”: tuyên bố, phong các chức danh mới cho từng người trong xã.
- Phần 3. Còn lại: tiếng cười của truyện.
3. Tóm tắt
Văn bản kể về lễ đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm. Sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửu.