Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 47 sách Cánh diều tập 1

Đọc Tiểu Thanh kí là một trong những tác phẩm thơ chữ Hán khá nổi tiếng của tác giả Nguyễn Du. Hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 11: Đọc Tiểu Thanh kí.

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí
Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí

Các bạn học sinh lớp 11, có thể tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu. Mong rằng có thể giúp ích cho quá trình tìm hiểu tác phẩm.

1. Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí siêu ngắn

Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

- Ý kiến: có thể

- Nguyên nhân: dựa trên đối tượng mà nhà thơ gửi gắm tình cảm (Tiểu Thanh, chính mình)

Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Hai câu thơ diễn tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Tác giả thể hiện tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh.

Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

- Nguyên nhân: Nguyễn Du cũng là một con người tài hoa nhưng cuộc đời trải qua nhiều bi kịch.

- Hiểu thêm tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.

Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Tác dụng: cho thấy dòng vận động nội tâm của tác giả đó là thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.

Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Tâm sự qua hai câu thơ kết: nỗi buồn của tác giả cho sự cô độc ở hiện tại, cũng như nỗi lòng khắc khoải về sự trận trọng của hậu thế.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.

- Giới thiệu vấn đề: Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đã cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.

- Nội dung: Tiểu Thanh là một người phụ nữ xinh đẹp, có tài năng nhưng chịu nhiều bất hạnh. Bản thân Nguyễn Du cũng là một con người tài hoa nhưng cuộc đời trải qua nhiều bi kịch.

=> Nguyễn Du khi đặt ra vấn đề quyền sống của người nghệ sĩ, bày tỏ thái độ trân trọng, thông cảm đối với họ.

2. Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí chi tiết

2.1 Chuẩn bị

- Bản dịch nghĩa đầy đủ, chi tiết và diễn tả trọn vẹn ý hơn bản dịch thơ. Khi bản dịch thơ bị lược bớt một số chi tiết (Câu thứ 2 lược bỏ đối tượng “nàng”)

- Giá trị của bài thơ: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến.

2.2 Đọc hiểu

“Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

Gợi ý:

“Son phấn”, “văn chương” là để nói về vẻ xinh đẹp, tài hoa của nàng Tiểu Thanh.

2.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Bài thơ có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) dựa theo nội dung của từng phần:

  • Bốn câu thơ trên: Nỗi niềm xót thương cho số phận của nàng Tiểu Thanh.
  • Bốn câu thơ dưới: Nỗi niềm xót thương cho số phận của chính mình.

Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

  • “chi phấn”: Đồ trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
  • “thần”: Thần thái, ở đây chỉ nhan sắc, tài hoa và trí tuệ của nàng Tiểu Thanh.
  • “vô mệnh”: không có số mệnh.
  • “phần dư”: phần thơ, phần còn sót lại không bị đốt của nàng Tiểu Thanh.
  • “văn chương: tượng trưng cho tài năng.
  • “chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.

=> Hai câu thơ diễn tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Qua đó thể hiện tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh.

Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

- Nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng vì: Tiểu Thanh là một người phụ nữ xinh đẹp, có tài năng nhưng chịu nhiều bất hạnh. Bản thân Nguyễn Du cũng là một con người tài hoa nhưng cuộc đời trải qua nhiều bi kịch. Và từ đó, nhà thơ đã suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài hoa và từ đó có sự đồng cảm của những con người tri kỉ.

- Em hiểu thêm về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi đặt ra vấn đề quyền sống của người nghệ sĩ, bày tỏ thái độ trân trọng, thông cảm đối với họ.

Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Tác dụng: thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả đó là thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.

Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Câu hỏi tu từ “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”: thể hiện nỗi buồn của tác giả cho sự cô độc ở hiện tại, cũng như nỗi lòng khắc khoải về sự trận trọng của hậu thế.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đã cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. Nhân vật Tiểu Thanh là một người phụ nữ xinh đẹp, có tài năng nhưng chịu nhiều bất hạnh. Bản thân Nguyễn Du cũng là một con người tài hoa nhưng cuộc đời trải qua nhiều bi kịch. Và từ đó, nhà thơ đã suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài hoa và từ đó có sự đồng cảm của những con người tri kỉ. Với bài thơ này, Nguyễn Du khi đặt ra vấn đề quyền sống của người nghệ sĩ, bày tỏ thái độ trân trọng, thông cảm đối với họ.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm