Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 112 sách Cánh diều tập 1
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu về văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, bàn luận về cách sử dụng ngôn ngữ của lớp trẻ trong cuộc sống hiện tại.
Eballsviet.com sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 11: Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
1. Chuẩn bị
- Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II. Tác giả làm rõ tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, tiếng hay.
- Ví dụ về hiện tượng nói tiếng Việt thiếu trong sáng:
- Các idol thích dùng mobile phone loại xịn.
- Tôi cảm thấy gato với anh ta.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì?
Chứng minh rằng một bộ phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực về chính tả.
Câu 2. Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì?
Ví dụ về phá vỡ chuẩn mực chính tả.
Câu 3. Vì sao đây lại là điều đáng nói?
Đây là vấn đề đang diễn ra phổ biến hiện nay.
Câu 4. Phân biệt sự “đa dạng” và “hỗn tạp”.
- Đa dạng: làm nên sự phong phú
- Hỗn tạp: gây ra sự rối loạn
Câu 5. Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?
Giới trẻ cần phải trau dồi, học tập tiếng mẹ đẻ.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào?
- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về cách sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay
- Đối tượng: Lớp trẻ hiện nay
Câu 2. Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?
- Bài viết triển khai qua 4 phần:
- Phần 1. Đặt vấn đề và nêu nội dung chính của văn bản
- Phần 2. Phá vỡ các chuẩn mực chính tả
- Phần 3. Thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ
- Phần 4. Nhìn nhận từ góc độ ngôn ngữ học việc “sáng tạo” ngôn ngữ của giới trẻ.
- Những ví dụ được lấy từ thực tế cuộc sống mà tác giả đưa ra là phù hợp, thuyết phục.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.
Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên là vô cùng quan trọng, thiết thực trong cuộc sống hiện nay. Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phổ biến của mạng xã hội thì việc giới trẻ “sáng tạo” ra ngôn ngữ của mình và sử dụng đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Vi
Câu 4. Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
- Thái độ của người viết: bình tĩnh, khách quan
- Ví dụ như đoạn trích sau: “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém.”
=> Tác giả thể hiện sự khéo léo, mềm mỏng khi chỉ ra những hệ quả của ngôn ngữ giới trẻ hiện nay.
Câu 5. Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, việc sáng tạo ra thứ tiếng mới đang gây ra nhiều hậu quả tiêu cực,...
- Ví dụ như trên mạng xã hội, nhiều bản trẻ sử dụng ngôn ngữ không đúng chuẩn mực,...
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Gợi ý:
Đối với mỗi con người Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là chứa đựng hồn cốt của dân tộc. Đó là một thứ tiếng giàu và đẹp. Sự giàu đẹp của tiếng Việt được thể ở ba mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Thứ tiếng này còn có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. Các vốn từ ngữ qua các thời kỳ ngày một tăng lên, còn ngữ pháp thì trở nên uyển chuyển. Không chỉ vậy, thứ tiếng này có khả năng diễn đạt trọn vẹn tình cảm, tư tưởng của con người. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, trải qua quá trình hình thành và phát triển mới có được sự phong phú và giàu đẹp. Nó phản ánh đời sống tinh thần cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc. Chính vì vậy, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là vô cùng cần thiết. Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ cần phải ý thức được điều đó, đặc biệt là khi xã hội đang ngày càng phát triển. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là đang giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều
10.000+ -
Suy nghĩ về tình yêu Thúy Kiều - Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền
1.000+ -
Soạn bài Chữ người tử tù Cánh diều
50.000+ -
Soạn bài Chí Phèo Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng Cánh diều
5.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 52 Cánh diều
1.000+ -
Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Cánh diều
1.000+ -
Soạn bài Trao duyên Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Nguyễn Du - cuộc đời và sự nghiệp Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Thương nhớ mùa xuân Cánh diều
50.000+