Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều Ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025
Đề cương giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều năm 2025 tổng hợp những kiến thức quan trọng trong chương trình giữa học kì 2 năm 2024 - 2025, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập giữa học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa kì 2 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Tiếng Việt 4 cho các bộ sách. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều
ĐỀ 1: QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.
Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là một cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn từ rất xa xưa.
Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.
Hà Đình Cẩn Trích “Quần đảo san hô”
Đọc thầm bài Quần đảo Trường Sa và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào của bờ biển nước ta?
A. Ở phía đông nam của bờ biển nước ta.
B. Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam.
C. Ở đây có nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung.
D. Đây là chùm đảo san hô xa xôi nhất Tổ quốc.
Câu 2: Trên đảo có trồng những loại cây gì?
A. Cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng.
B. Cây dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.
C. Những cây bàng quả vuông bốn cạnh và cây dừa đá trái nhỏ, cùi dày.
D. Cây cau , trái nhỏ, cao vút
Câu 3: Một buổi sáng đào công sự, anh chiến sĩ xúc lên được gì?
A. Một báu vật
B. Một hũ rượu có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng.
C. Một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng.
D. Một báu vật và một mảnh đồ gốm.
Câu 4: Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa?
A. Chúng ta cần chung tay bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo.
B. Chúng ta cần yêu quí Quần đảo Trường Sa .
C. Mọi người dân phải thường xuyên đến thăm Quần đảo Trường Sa.
D. Chúng ta cần yêu quí quần đảo, đến thăm Quần đảo Trường Sa
Câu 5: Câu“Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung”được nghệ thuật nào? (0,5 đ)
a. Nhân hoá.
b. So sánh.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 6: Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong câu dưới đây?
Vùng quế Trà My Trà Bồng (Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.
Theo báo Quảng Ngãi
Câu 7: Tìm một câu có sử dụng biện pháp, so sánh có trong bài: ........................................................................................................................................................
Câu 8: Gạch dưới trạng ngữ trong câu sau:
Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Trạng ngữ đó chỉ :.......................
Câu 9: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi từ in đậm dưới đây:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì ….. - Một miếng khi đói bằng một gói khi ….
Câu 10: Tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu sau:
Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng.
- Chủ ngữ....................................................................................................................................
- Vị ngữ......................................................................................................................................
ĐỀ 2: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’
Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU
- Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm
- Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa. - Giang Văn Minh (1573 – 1638) : đại thần triều Lê.
- Liễu Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).
- Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Câu 1. Giang Văn Minh thi đỗ đến thứ bậc nào?
a. trạng nguyên
b. bảng nhãn
c. thám hoa
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề cương!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Phan HằngThích · Phản hồi · 1 · 01/03/22
- Hương HuỳnhThích · Phản hồi · 0 · 20/04/22