Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến? Soạn bài Chuyện cơm hến KNTT
Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến? là Câu hỏi 7 trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Chuyện cơm hến thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các bạn học sinh tham khảo để có thêm tư liệu chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Đề bài: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?
Cái tôi của tác giả trong Chuyện cơm hến - Mẫu 1
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một con người có vốn am hiểu sâu rộng về nét văn hóa miền Trung. Ông đã mạnh mẽ bày tỏ chính kiến của bản thân, cũng như bộc lộ sự tự hào dành cho quê hương.
Cái tôi của tác giả trong Chuyện cơm hến - Mẫu 2
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Một cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi khi dám bày tỏ quan điểm của bản thân. Ông không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Không chỉ vậy, cái tôi của tác giả am hiểu sâu sắc về nét văn hóa của quê hương cũng như đầy niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình, khẳng định món ăn chính là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc…
Cái tôi của tác giả trong Chuyện cơm hến - Mẫu 3
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến:
- Am hiểu nét văn hóa của mảnh đất quê hương: giới thiệu chi tiết về cơm hến - một đặc sản của Huế.
- Mạnh mẽ bày tỏ chính kiến: không chấp nhận những món ăn cải tiến, khẳng định món ăn là một nét văn hóa của dân tộc…
- Giàu tình yêu, lòng tự hào về quê hương: Phát hiện được những nét đẹp của mảnh đất Huế…
Đôi nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.
- Quê gốc của ông ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Ông học tại Huế đến hết bậc Trung học, sau đó theo học tại các trường Đại học Sư phạm Sài Gòn (tốt nghiệp năm 1960), Trường Đại học Huế (tốt nghiệp năm 1964).
- Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ly lên chiến khu và tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ thông qua hoạt động văn học nghệ thuật.
- Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút ký.
- Các sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
- Một số tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Hoa trái quanh tôi (1995)...