Văn mẫu lớp 7: Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường được học trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Nội dung sẽ bao gồm 5 mẫu kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Các bạn học sinh lớp 7 hãy theo dõi ngay sau đây.
Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
Kể lại truyện Đẽo cày giữa đường - Mẫu 1
Có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để đẽo cày. Cửa hàng nằm ngay bên đường nên ai đi qua cũng vào xem.
Người thì bảo: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Người thợ mộc thấy đúng, liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người lại nói: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Người thợ mộc cho là có lí, lại làm theo.
Lần nọ, một người đến với anh ta rằng ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đồng bằng voi cả. Anh ta nên đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì sẽ bán được nhiều, thu nhiều lãi. Nghe vậy, người thợ mộc làm theo ngay.
Nhiều ngày trôi qua. Chẳng một ai đến mua, cũng chẳng có ai nói voi đi cày thành ruộng cả. Thành ra gỗ đều hỏng hết. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma. Lúc này, người thợ mộc có nhận ra nhưng cũng đã quá muộn.
Kể lại truyện Đẽo cày giữa đường - Mẫu 2
Ngày xưa có người thợ mộc đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua thường ghé vào xem.
Hôm này, một ông cụ đến nói:
- Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.
Người thợ mộc thấy có lí, làm theo. Mấy hôm sau, một bác nông dân lại vào nói:
- Anh phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày.
Người thợ mộc nghĩ vậy cũng đúng, làm theo lời bác nông dân.
Ít hôm sau, một người từ miền núi đến, nói với anh ta:
- Ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi.
Người thợ mộc mừng rỡ, đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Nhưng mãi chẳng có ai mua cày của anh ta. Bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng bỏ ra đều đi đời.
Kể lại truyện Đẽo cày giữa đường - Mẫu 3
Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường. Ai đi qua cũng đều ghé vào xem.
Có người nói: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh ta cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người khác lại nói rằng: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Anh ta thấy có lí, lại làm theo. Một hôm, có người đến nói ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đồng bằng voi cả. Nếu đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì sẽ bán được nhiều, thu nhiều lãi. Nghe nói vậy, người thợ mộc cũng đẽo cày to gấp năm, bảy lần thứ cày thường bán ra.
Qua nhiều ngày, chẳng có ai đến mua, cũng chẳng có ai nói voi đi cày thành ruộng cả. Thành ra gỗ đều hỏng hết. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma. Người thợ mộc bây giờ mới biết là dại, nhưng đã quá muộn.
Kể lại truyện Đẽo cày giữa đường - Mẫu 4
Xưa có người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.
Một hôm, có ông cụ đến nói:
- Phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.
Người thợ mộc cho là phải liền làm theo. Mấy hôm sau lại có bác nông dân ghé vào, bảo anh ta:
- Phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày.
Người thợ mộc nghe vậy cũng cho là có lí. Thế rồi có người đến bảo với anh ta:
- Ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi.
Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta.
Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Kể lại truyện Đẽo cày giữa đường - Mẫu 5
Chuyện kể rằng có một người thợ mộc đã dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ở ngay bên vệ đường, thỉnh thoảng lại có người vào xem.
Một hôm, có ông cụ đến nói:
- Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.
Nghe vậy, anh ta cho là phải, liền đẽo cày vừa cao, vừa to. Mấy hôm sau, một bác nông dân đến xem rồi bảo:
- Đẽo cày thế này sao cày được, phải đẽo cày thấp hơn và nhỏ hơn.
Cho là có lí, anh ta lại đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn. Nhưng hàng bày đầy ra mà chẳng có ai đến mua. Thế rồi, lại có người đến bảo với anh ta:
- Trên núi, người ta đang phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba lần để cho voi cày mới dễ bán, lãi sẽ được nhiều.
Nghe đến được nhiều lãi, anh thợ mộc liền dồn toàn bộ số gỗ còn lại, đẽo cày với kích thước lớn cho voi cày. Vậy mà, chẳng một người nào đến mua.
Bao nhiêu gỗ của anh ta đều hỏng hết. Toàn bộ vốn liếng đi đời nhà ma. Khi đó, anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.