Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me lớp 7 (6 mẫu) Văn mẫu lớp 7
Bài thơ Gò Me đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Vì vậy, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me.
Tài liệu bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 7 được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để giúp ích cho bài văn của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me - Mẫu 1
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên thật thú vị, độc đáo. Nội dung của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me. Qua đó, tác giả còn bộc lộ tình cảm của bản thân. Vẻ đẹp của thiên nhiên Gò Me hiện lên đầy sinh động, chân thực. Một vùng quê giản dị, gần gũi với những cảnh vật như con đê, ruộng lúa, ao làng cùng với âm thanh sống động như tiếng leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá. Không chỉ thiên nhiên mà con người ở Gò Me thì hiện lên đầy duyên dáng, dễ mến. Đặc biệt, ấn tượng nhất phải kể đến hình ảnh những cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết tiêu biểu đó là “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, vừa lao động hăng say “ nọc cấy, tay tròn” vừa đam mê nghệ thuật “véo von điệu hát cổ truyền”. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi” đã kể lại những kỉ niệm tuổi thơ khiến cho em cảm thấy rất gần gũi, quen thuộc như “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”. Hoàng Tố Nguyên đã gửi gắm tình yêu thương, niềm tự hào dành cho quê hương qua bài thơ trên.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me - Mẫu 2
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me. Trước hết, nổi bật là vẻ đẹp thiên nhiên của Gò Me hiện lên thật sinh động, đẹp đẽ. Một vùng quê giản dị, gần gũi với những cảnh vật như con đê, ruộng lúa, ao làng và âm thanh sống động như tiếng leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá. Không chỉ thiên nhiên, con người Gò Me cũng được miêu tả với nét đẹp duyên dáng, đáng yêu. Hình ảnh cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết tiêu biểu đó là “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, vừa lao động hăng say “ nọc cấy, tay tròn” vừa đam mê nghệ thuật “véo von điệu hát cổ truyền”. Em ấn tượng nhất với nhân vật “tôi” trong bài. Tuổi thơ của “tôi” hiện lên với những kỉ niệm đẹp đẽ - “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”. Tóm lại, Gò Me là một bài thơ thú vị, hấp dẫn.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me - Mẫu 3
Một trong những tác phẩm mà tôi cảm thấy yêu thích là Gò Me của Hoàng Tố Nguyên. Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me với nét bình dị, mà lung linh. Tác giả vẽ nên bức tranh thiên nhiên vói không gian vô cùng rộng lớn của “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”. Không chỉ về thị giác, tôi còn cảm nhận được vẻ đẹp qua âm thanh - âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá. Cùng với đó là vẻ đẹp của ánh sang hiện lên với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày. Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Không chỉ thiên nhiên mà con người ở mảnh đất Gò Mò cũng được tác giả khắc họa sinh động, gợi cho tôi ấn tượng. Các cô gái Gò Me được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình - “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, “má đỏ thẹn thò”, hành động “ nọc cấy, tay tròn”, “giã me bên trã canh chua ngọt ngào”, “véo von điệu hát cổ truyền”. Những công việc lao động quen thuộc với bất cứ người dân sống ở làng quê nào được khắc họa thật tinh tế. Đ ặc biệt là hình ảnh nhân vật tôi với tuổi thơ đẹp đẽ “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo” cho thấy sự thư thái, nhẹ nhàng. Bài thơ đã giúp tôi hiểu thêm về mảnh đất Gò Me cùng với tình yêu mà tác giả đã gửi gắm tình cảm cho quê hương của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me - Mẫu 4
Bài thơ “Gò Me” giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me cũng như tình cảm mà Hoàng Tố Nguyên đã gửi gắm. Bức tranh thiên nhiên của quê hương xuất hiện trong ấn tượng của tôi mang những nét quen thuộc. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh rất đỗi quen thuộc như con đê, ruộng lúa, ao làng. Và cả âm thanh của cuộc sống không kém phần sống động như tiếng leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá. Cùng với thiên nhiên, tôi còn thấy được vẻ đẹp của con người sống ở Gò Me. Cô gái xuất hiện qua hình ảnh “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, vừa lao động hăng say “ nọc cấy, tay tròn” vừa đam mê nghệ thuật “véo von điệu hát cổ truyền” mới duyên dáng, đẹp đẽ làm sao! Không chỉ vậy, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh của nhân vật tôi - “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”. Tôi có cảm giác như được trở về với tuổi thơ đang cùng với tôi chơi đùa, làm việc. Bài thơ đã gửi gắm tình yêu quê hương, niềm tự hào của tác giả.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me - Mẫu 5
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, lại vừa sinh động, lung linh. Nhà thơ đã khắc họa không gian rộng lớn của “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”. Những âm thanh thật sống động, đó là âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá… Và cả ánh sáng hiện lên với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày. Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Con người Gò Me hiện lên với vẻ đẹp riêng. Các cô gái Gò Me được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình - “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, “má đỏ thẹn thò”, hành động “ nọc cấy, tay tròn”, “giã me bên trã canh chua ngọt ngào”, “véo von điệu hát cổ truyền”. Họ là những con người vừa hăng say lao động, vừa sống nghĩa tình lại say mê nghệ thuật. Đặc biệt là hình ảnh nhân vật tôi với tuổi thơ đẹp đẽ “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”. Có thể thấy rằng, mảnh đất Gò Me trong nỗi nhớ thật gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa. Qua đây, tác giả cũng đã gửi gắm tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gò Me - Mẫu 6
Đến với bài thơ “Gò Me”, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me cũng như tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên Gò Me hiện lên đầy sinh động. Một vùng quê giản dị, gần gũi với những cảnh vật như con đê, ruộng lúa, ao làng. Cùng với âm thanh sống động như tiếng leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá. Vẻ đẹp con người Gò Me thì hiện lên đầy duyên dáng, dễ mến. Hình ảnh cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết tiêu biểu đó là “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, vừa lao động hăng say “ nọc cấy, tay tròn” vừa đam mê nghệ thuật “véo von điệu hát cổ truyền”. Không chỉ vậy, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh nhân vật “tôi” trong bài. Tuổi thơ của “tôi” hiện lên với những kỉ niệm đẹp đẽ - “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”. Mảnh đất Gò Me trong nỗi nhớ của tác giả hiện lên thật gần gũi, thân thương. Qua bài thơ, Hoàng Tố Nguyên đã gửi gắm tình yêu thương, niềm tự hào dành cho quê hương.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- tuấn dũng nguyễn danhThích · Phản hồi · 0 · 28/11/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người (Dàn ý + 2 Mẫu)
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - Kết nối tri thức 7
-
Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường)
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm học 2017 - 2018 (Có đáp án)
-
Bài tuyên truyền về an toàn giao thông (13 Mẫu)
-
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sơ đồ tư duy)
-
Văn mẫu lớp 8: Kể một câu chuyện cảm động thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con
-
Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ
-
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Mới nhất trong tuần
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm
50.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
100.000+ 5 -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Học, học nữa, học mãi của Lênin
100.000+ 1 -
Tóm tắt đoạn trích Người thầy đầu tiên (12 mẫu)
10.000+ 2 -
Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi
5.000+ -
Giải thích câu nói Sách là người bạn lớn của con người (Dàn ý + 14 mẫu)
100.000+ -
Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (2 Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ 1 -
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (Dàn ý + 17 mẫu)
100.000+ 1 -
Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn (3 Dàn ý + 28 mẫu)
100.000+ -
Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (3 Dàn ý + 27 mẫu)
100.000+ 1