Văn mẫu lớp 7: Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh 4 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất
Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm được giới thiệu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7, sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân.
Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính - Mẫu 1
Khi đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đã cảm nhận được tình cảm của đồng đội và nhân dân đã dành cho người lính. Với đồng đội, dù người lính đã hy sinh nhưng vẫn còn sống mãi trong lòng họ. Người đồng đội còn sống vẫn luôn giữ lại kỉ vật: “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”. Có thể thấy, trong chiến đấu gian khổ, tại chiến trường khốc liệt, người lính đã đùm bọc, chia sẻ với nhau. Nhà thơ còn thể hiện sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo đồng đội đã hi sinh, tử trận của người lính. Còn với nhân dân, tình cảm dành cho người lính không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những từ ngữ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính cụ Hồ “Anh ngồi rực rỡ… Mắt như suối biếc”. Nhân dân luôn dành cho họ sự kính trọng, biết ơn và yêu mến sâu sắc. Dù người lính mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi.
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính - Mẫu 2
Đồng dao mùa xuân đã gửi gắm tình cảm của người đồng đội và nhân dân dành cho người lính cụ Hồ. Trước tiên, tôi cảm nhận được tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người lính. Dù hy sinh nhưng họ vẫn luôn giữ gìn kỉ vật của nhau qua hình ảnh “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Họ cùng sát cánh bên nhau trong những năm tháng chiến tranh nên cảm thấy tiếc nuối, xót xa khi đồng đội hy sinh. Về phía nhân dân, người lính chính là anh hùng mà họ biết ơn và cảm phục. Dù người lính đã hy sinh, nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn dành tình cảm yêu mến, trân trọng. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Đồng dao mùa xuân là một bài thơ giàu cảm xúc.
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính - Mẫu 3
Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính dưới một góc nhìn chiêm nghiệm. Tác phẩm đã thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình: “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”. Câu thơ cho thấy được sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Cùng với đó là sự sẻ chia, cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Còn về tình cảm của nhân dân dành cho người lính không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc và những từ ngữ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính cụ Hồ “Anh ngồi rực rỡ… Mắt như suối biếc”. Tấm lòng yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy. Trong cảm nhận của nhân dân, dù người lính mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bài thơ đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc.
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính - Mẫu 4
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính, gửi gắm tình cảm của người đồng đội và nhân dân. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Hình ảnh này đã cho thấy tình cảm gắn bó của những người đồng đội. Họ cùng sát cánh bên nhau trong những năm tháng chiến tranh nên cảm thấy tiếc nuối, xót xa khi đồng đội hy sinh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đây, tác giả muốn ca ngợi, thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Có thể thấy, bài thơ Đồng dao mùa xuân đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người (Dàn ý + 2 Mẫu)
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - Kết nối tri thức 7
-
Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường)
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm học 2017 - 2018 (Có đáp án)
-
Bài tuyên truyền về an toàn giao thông (13 Mẫu)
-
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sơ đồ tư duy)
-
Văn mẫu lớp 8: Kể một câu chuyện cảm động thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con
-
Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ
-
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Mới nhất trong tuần
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm
50.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
100.000+ 5 -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Học, học nữa, học mãi của Lênin
100.000+ 1 -
Tóm tắt đoạn trích Người thầy đầu tiên (12 mẫu)
10.000+ 2 -
Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi
5.000+ -
Giải thích câu nói Sách là người bạn lớn của con người (Dàn ý + 14 mẫu)
100.000+ -
Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (2 Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ 1 -
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (Dàn ý + 17 mẫu)
100.000+ 1 -
Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn (3 Dàn ý + 28 mẫu)
100.000+ -
Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (3 Dàn ý + 27 mẫu)
100.000+ 1