Soạn bài Xem người ta kìa - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 54 sách Kết nối tri thức tập 2
Văn bản Xem người ta kìa sẽ giúp học sinh nhận ra được bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Eballsviet.com xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Xem người ta kìa!, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 6: Xem người ta kìa
1. Tri thức Ngữ Văn
1.1 Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
1.2 Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận
Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
1.3 Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (phổ biến là ở đầu).
Trạng ngữ dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức… của sự việc được nói đến trong câu.
1.4 Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu
Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc khác nhau. Khi tạo lập văn bản người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.
2. Soạn bài Xem người ta kìa!
2.1 Trước khi đọc
Câu 1. Có bao giờ em phải cố gắng để giống với một người bạn em ngưỡng mộ?
Mỗi người đều đã từng một lần cố gắng để giống với một người bạn mình ngưỡng mộ.
Câu 2. Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình không? Vì sao
Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng. Bởi cái riêng làm nên bản sắc cá nhân của mỗi người, đó là thứ khiến con người cảm thấy tự hào về bản thân.
2.2 Trong khi đọc
Câu 1. Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?
- Cách vào bài: Dẫn lại những lời của người mẹ.
- Kể chuyện cũng là một cách nêu vấn đề cần bàn luận.
Câu 2. Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?
Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: Người mẹ muốn con phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười - thông minh, giỏi giang; được tin yêu tôn trọng; thành đạt.
Câu 3. Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?
- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ: Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau, thói quen sở thích cũng không giống nhau.
- Dẫn chứng:
- Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa…
- Tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…
Câu 4. Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?
Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, khơi gợi người đọc suy nghĩ về vấn đề.
2.3 Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm gì?
Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con: “làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.”
Câu 2. Chỉ ra ở văn bản:
a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.
“Giờ đây mẹ tôi đã khuất… Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”
b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết:
“Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi... Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.
c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề:
“Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ... một phần rất đáng quý trong mỗi con người”
Câu 3. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?
Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người
Câu 4. Đọc lại đoạn văn có câu: “Mẹ tôi không phải là không có lý khi đòi hỏi tôi lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo”. Hãy cho biết người mẹ có lý ở chỗ nào.
Lí do của người mẹ:
- Trên đời, mọi người đều giống nhau nhiều điều.
- Việc noi theo những điểm tốt của người khác cũng là một điều cần thiết.
- Người mẹ mong muốn con sẽ trở thành một người hoàn hảo, mười phân vẹn mười - mong muốn con sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 5. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên. Qua những ví dụ đó, em đã học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận.
- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ: Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau, thói quen sở thích cũng không giống nhau.
- Dẫn chứng:
- Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa…
- Tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…
- Qua những ví dụ đó, có thể thấy việc sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận cần phải cụ thể, chính xác.
Câu 6. Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt - em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
- Đồng ý.
- Nguyên nhân: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người thể hiện cách sống thân thiện, chan hòa. Điều đó sẽ giúp mỗi người xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Còn biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt sẽ làm nên sự độc đáo cho mỗi người, không giống với bất cứ người nào khác. Điều đó sẽ làm nên giá trị của mỗi người.
Câu 7. Từ việc đọc văn bản Xem người ta kìa!, em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của một bài văn nghị luận.
Những yếu tố là: luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Mỗi người cần có cái riêng của mình.
Gợi ý:
Mỗi người cần phải có cái riêng. Để từ đó, chúng ta có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi ấy, chúng ta sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những khả năng, sở thích vốn có của mình, cũng như khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại. Chỉ có vậy, con người mới có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn. Hành trình để khẳng định cái riêng luôn đòi hỏi bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình. Và mỗi người hãy cảm thấy hạnh phúc và tự hào về cái riêng của mình.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Hai TranThích · Phản hồi · 2 · 20/03/23