Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 113) - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 113 sách Kết nối tri thức tập 1
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 113), thuộc sách Kết nối tri thức, tập 1.
Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo tài liệu để có thể hiểu rõ hơn về bài học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 113)
Câu 1. Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
Hướng dẫn giải:
a. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật nào?
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời, mâm bạc: bầu trời.
- mân bế, chất nén bạc: bầu trời.
b. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ.
- Tác dụng: Hình ảnh mặt trời trên biển trở nên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
Hướng dẫn giải:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng: Cho thấy sức mạnh khủng khiếp của cát trong cơn bão.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa
- Tác dụng: Gió cũng giống như con người, đang bày binh bố trận.
Câu 3. Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.
Hướng dẫn giải:
- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
- Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
=> Cho thấy vẻ đẹp sinh động của Cô Tô.
- Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
=> Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng: luôn bao la, dạt dào giống như biển cả.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.
Hướng dẫn giải:
Con sông chảy qua làng quê tôi thuộc một nhánh của sông Hồng. Dòng nước đỏ nặng phù sa đã cung cấp dinh dưỡng cho cánh đồng quê tôi. Sông quê mang vẻ đẹp khác nhau ở mỗi thời điểm. Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Mỗi chiều khi hoàng hôn buông xuống mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đến tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông lung linh. Con sông đã gắn bó với đời sống của người dân nơi đây. Người bạn tri kỉ của quê hương, xóm làng. Sông ôm ấp quê hương của tôi như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Tôi yêu biết bao con sông của quê hương. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng giữ gìn và bảo vệ dòng sông quê hương mãi trong lành, mát mẻ.
- So sánh: Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha.
- Ẩn dụ: Người bạn tri kỉ của quê hương, xóm làng.
Xem thêm: Đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên