Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 4 sách Cánh Diều tập 2

Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Bài học đường đời đầu tiên, thuộc bộ sách Cánh Diều, tập 2.

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 6 ngay sau đây.

1. Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên siêu ngắn

Câu 1. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.

Hướng dẫn giải: 

  • Lời của nhân vật: Dế Mèn
  • Các nhân vật trong truyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc

Câu 2. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.

Hướng dẫn giải:

- Dế Mèn đã ân hận về việc đã trêu chị Cốc, khiến Dế Choắt bị vạ lây

- Tóm tắt: Dế Mèn có tính cách kiêu ngạo, hay bày trò trêu chọc mọi người. Một lần, chị Cốc khiến chị ta vô cùng tức giận. Điều đó khiến cho Dế Choắt ở gần đó chịu vạ lây, phải nhận lấy cái chết thương tâm.

Câu 3. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Hướng dẫn giải:

  • Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thản nhiên lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ và thấy hành động vừa rồi của mình thật thú vị.
  • Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ, Dế Mèn cảm thấy sợ hãi, ân hận và nhận ra sai lầm của bản thân.

Câu 4. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Hướng dẫn giải:

  • Dế Mèn rất tự tin và hãnh diện về bản thân
  • Dế Mèn con kiêu căng, hống hách

Câu 5. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?

Hướng dẫn giải:

Bài học: không nên kiêu ngạo, phải biết mình là ai

Câu 6. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát ly sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.

Hướng dẫn giải:

- Những điểm “có thật”:

  • Đôi càng mẫm bóng.
  • Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
  • Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Những chi tiết được nhân cách hóa:

  • ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn lắm
  • một chàng dế thanh niên cường tráng
  • bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
  • đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy
  • hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó…

2. Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên chi tiết

2.1 Chuẩn bị

- Truyện kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

- Các sự việc chính được kể là:

  • Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Dế Mèn kể về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Dế Mèn trêu chị Cốc.
  • Cái chết của Dế Choắt
  • Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

- Những nhân vật trong truyện: Dế Mèn, Dế Choắt và chị Cốc. Nhân vật chính: Dế Mèn.

- Giống nhau giữa các con vật trong truyện và con người là ở:

  • Ngoại hình miêu tả giống con người: Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu, to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ…; Dế Choắt: gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, đôi càng bè bè trông đến xấu, mặt mũi ngẩn ngơ ngơ...
  • Tính cách: Dế Mèn: hung hăng, hống hách, trịch thượng, Dế Choắt: yếu ớt, nhút nhát…

- Ý nghĩa câu chuyện muốn gửi gắm: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là một bài học có ý nghĩa, nhắc nhở mỗi người phải biết sống khiêm tốn, biết suy nghĩ trước khi hành động.

- Đôi nét về loài Dế Mèn: thuộc họ côn trùng, sống nhiều ở đồng cỏ, bụi rậm hoặc rừng cây, đa số hoạt động về đêm…

2.2 Đọc hiểu

(1) Hãy chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn

- Ngoại hình:

  • Đôi càng mẫm bóng.
  • Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
  • Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Hành động và tính cách:

  • ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn lắm
  • một chàng dế thanh niên cường tráng
  • bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
  • đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy
  • hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó…

(2) Qua lời kể của Dế Mèn, em hình dung thế nào về Dế Choắt:

Gợi ý: Dế Choắt cũng trạc tuổi Dế Mèn. Thân hình gầy gò, lại yếu ớt.

(3) Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt mà em hình dung ở phần 3 có điểm tương đồng nào với Dế Mèn và Dế Choắt trong bức tranh bên dưới?

Gợi ý: Nét tương đồng về ngoại hình: Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng; Dế Choắt gầy gò, ốm yếu.

(4) Dế Mèn đã “nghịch ranh” như thế nào?

Dế Mèn đã trêu đùa chị Cốc, khiến chị ta vô cùng tức giận.

(5) Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là gì? Xảy ra với ai?

- Tai họa mà Dế Mèn kể: Cái chết thương tâm của Dế Choắt.

- Xảy ra với Dế Choắt.

(6) Em hãy tưởng tượng nét mặt Dế Mèn lúc này:

Nét mặt đầy buồn bã, cúi gằm mặt xuống đầy hối hận.

(7) Tranh minh họa nhân vật nào và về sự việc gì trong truyện?

Tranh minh họa Dế Mèn đang đứng trước mộ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

2.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.

Hướng dẫn giải:

  • Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật: Dế Mèn.
  • Các nhân vật tham gia vào câu chuyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.

Câu 2. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.

Hướng dẫn giải:

  • Dế Mèn đã ân hận về việc đã trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt.
  • Tóm tắt: Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng nhưng kiêu căng. Cậu bày trò trêu chị Cốc khiến chị ta vô cùng tức giận. Điều đó khiến cho Dế Choắt ở gần đó chịu vạ lây, phải nhận lấy cái chết thương tâm.

Câu 3. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Hướng dẫn giải:

  • Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thản nhiên lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ và thấy hành động vừa rồi của mình thật thú vị.
  • Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ, Dế Mèn cảm thấy sợ hãi, ân hận và nhận ra sai lầm của bản thân.

Câu 4. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Hướng dẫn giải:

  • Dế Mèn rất tự tin và hãnh diện về bản thân.
  • Dế Mèn con kiêu căng, hống hách.

Câu 5. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?

Hướng dẫn giải:

Bài học mà Dế Mèn đã rút ra: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình.

Câu 6. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát ly sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.

Hướng dẫn giải:

- Những điểm “có thật”:

  • Đôi càng mẫm bóng.
  • Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
  • Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Những chi tiết được nhân cách hóa:

  • ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn lắm
  • một chàng dế thanh niên cường tráng
  • bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
  • đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy
  • hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh.

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngắn gọn

3.1 Tác giả

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941), O chuột (tập truyện ngắn, 1942), Cỏ dại (hồi ký, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)...

3.2 Tác phẩm

- Xuất xứ: Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Tóm tắt: Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

- Bố cục:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ có thể sắp đứng đầu thiên hạ ”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Tôi về, không chút bận tâm ”: Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3. Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3.3 Đọc - hiểu văn bản

a. Dế Mèn giới thiệu về bản thân

- Hình dáng

  • Đôi càng mẫm bóng.
  • Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
  • Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Cử chỉ, hành động:

  • ăn uống điều đồ, làm việc có chừng mực
  • bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
  • đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
  • Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó…

=> Một chàng dế thanh niên cường tráng.

b. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt

- Dự đoán về sự việc sắp được kể: Dế Mèn kiêu ngạo, hung hăng sẽ trêu trọc, coi thường Dế Choắt.

- Cuộc đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  • Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”.
  • Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Sau đó, chàng ta trở về mà chẳng nghĩ ngợi gì.

=> Thái độ của Dế Mèn đã thể hiện sự kiêu căng, ích kỉ.

- Khi Dế Mèn rủ Dế Choắt không hề nghĩ đến hậu quả, khiến chị Cốc tức giận. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang để Dế Choắt một mình đối mặt với chị Cốc. Chú Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Nhưng Dế Mèn vẫn không ra cứu bạn, nhận lỗi về mình và chịu trách nhiệm về lỗi lầm. Cuối cùng Dế Choắt kiệt sức mà chết.

- Khi Dế Choắt chết: Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua.

=> Cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn nhận ra bài học đường đời đầu tiên.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm