Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 20 sách Kết nối tri thức tập 2
Do quỹ thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên đối với môn Ngữ Văn lớp 6 học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà.
Eballsviet.com xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Kể lại một truyền thuyết, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Soạn văn 6: Kể lại một truyền thuyết
Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Mẫu 1
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Chọn truyền thuyết và ngôi kể:
- Nên chọn truyền thuyết mà em yêu thích, có nội dung hấp dẫn, giàu ý nghĩa, có độ dài vừa phải. Nếu được chỉ định kể một truyền thuyết cụ thể, hãy đọc kĩ để nắm được các sự kiện, chi tiết tiêu biểu.
- Chọn ngôi kể là ngôi thứ ba (giống như ở truyền thuyết mà em đã đọc hoặc đã nghe).
- Tóm tắt câu chuyện: Ghi lại các sự việc chính của câu chuyện theo một trật tự hợp lí (thường theo trình tự thời gian trước - sau, quan hệ nguyên nhân - kết quả) để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.
- Xác định từ ngữ then chốt và giọng kể thích hợp: nhớ chính xác các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, xác định đúng những lời nói quan trọng của nhân vật để không bỏ quan khi kẻ lại, chọn giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện.
b. Tập luyện
- Tập luyện một mình hoặc cùng bạn bè, người thân.
- Có thể lựa chọn sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ nếu thấy cần thiết.
2. Trình bày bài nói
- Giọng kể phù hợp là trang nghiêm nhưng cũng có lúc cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nội dung câu chuyện, ngôn ngữ của nhân vật. Khi kể cần chú ý kết hợp ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ…)
- Không nên kể dàn trải mà nên tập trung vào những sự việc quan trọng, chú ý cách chuyển tiếp giữa các sự việc để tạo sự kết nối liền mạch của câu chuyện em kể.
- Ở một số truyền thuyết, kết thúc của câu chuyện có thể chỉ dẫn đến một địa danh, một sự vật, một hiện tượng nào đó... vẫn tồn tại trong cuộc sống hôm nay. Cần tìm hiểu trước về vấn đề đó để bài nói thêm hấp dẫn.
3. Sau khi nói
- Người nghe:
- Yêu cầu người nói kể lại hay làm rõ những chi tiết liên quan đến các sự việc được kể.
- Nêu nhận xét về bài kể (nội dung kể, cách kể…)
- Người nói:
- Bổ sung, làm rõ các chi tiết hoặc diễn biến câu chuyện.
- Trao đổi lại các ý kiến nhận xét của người nghe. Cảm ơn và tiếp thu những góp ý, nhận xét xác đáng.
* Hướng dẫn bài nói:
- Mẫu 1:
Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã không hiểu sao lại như vậy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế "nghìn cân treo sợi tóc". Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con". Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay.
Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé. Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.
Chẳng bao lâu, nhà mua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Thánh Gióng lên đường đánh giặc ngay. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi kiếm gãy, Gióng liền nhổ một bụi cỏ bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.
Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng 4 hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông.
- Mẫu 2:
Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ kể về…
Hùng Vương lúc về già, muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc bên ngoài đã dẹp yên, nhưng nhân dân có ấm no thì ngai vàng mới ấm. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:
- Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần đến xâm lược bờ cõi, nhưng nhờ phúc ấm Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Nhưng ta già rồi, không sống mãi được, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang cố làm vừa ý cha, nhưng ý vua cha như thế nào không ai biết được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu để đem lễ Tiên vương.
Duy chỉ có Lang Liêu là không biết làm sao. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, còn Lang Liêu chỉ biết chăm lo công việc đồng áng. Trong nhà chỉ có khoai, lúa mà hai thứ này thì lại tầm thường quá.
Một đêm, Lang Liêu nằm mộng thấy thầy đến bảo:
- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà không làm ra được. Vậy nên hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.
Khi tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm. Chàng thấy lời thần thật đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sách. Sau đó, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, chàng cũng lấy thứ gạo nếp ấy, đồ lên rồi nhã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Vào ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng đến. Nhà vua xem một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Vua tỏ ra rất vừa ý, liền hỏi chuyện. Lang Liêu đem giấc mộng thấy thần kể lại cho vua nghe. Nhà vua nghĩ rất lâu, rồi quyết định đem thứ bánh của Lang Liêu lên tế thần.
Tế xong, vua họp mọi người lại nói:
- Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, thịt mỡ cùng với đậu xanh và lá dong tượng cầm thú, cỏ cây muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc bên ngoài ý chỉ đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất vừa ý ta, nên sẽ nối ngôi ta.
Kể từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có Tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh giầy. Thiếu hai món này, là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Xem thêm: Kể lại một truyền thuyết
Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Mẫu 2
Hướng dẫn bài nói:
Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ kể về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Nàng tên là Mị Nương, vốn xinh đẹp tuyệt trần lại nết na hiền dịu. Nhà vua hết mực yêu thương, nên muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Tên của chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng chẳng hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Tên của chàng là Thủy Tinh. Nhà vua thấy cả hai ngang sức, ngang tài thì vô cùng khó xử, không biết chọn ai. Vua cho gọi các Lạc hầu vào cung bàn bạc, rồi đưa ra quyết định:
- Cả hai người đều vừa ý ta, nhưng ta lại chỉ có một người con gái. Vậy nên, ngày mai, ai mang sính lễ đến trước sẽ được ta gả con gái cho.
Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe xong, liền hỏi xem sính lễ cần gì. Vua Hùng nói rằng:
- Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Nghe xong, Sơn Tinh và Thủy Tinh liền cáo từ. Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được đón Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, liền đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
Thần nước hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Cả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước, dân chúng khắp nơi đều khổ sở. Sơn Tinh chẳng hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, chặn dòng nước lũ. Cứ thế, nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi lại dâng lên bấy nhiêu.
Suốt mấy tháng trời, hai thần vẫn giao chiến. Cuối cùng, sức cùng lực kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân. Nhưng kể từ đó, mối thù càng tăng thêm. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng vẫn phải nhận lấy thất bại.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Lê ĐinhThích · Phản hồi · 11 · 05/02/23
- Diệu Hân (Nagidzs1tg0Thích · Phản hồi · 2 · 21:40 30/01