Toán lớp 5: Ôn tập So sánh hai phân số trang 6 Giải Toán lớp 5 trang 6, 7
Giải Toán lớp 5: Ôn tập So sánh hai phân số giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải bài 1, 2, trang 7 SGK Toán 5 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Ôn tập So sánh hai phân số của Chương 1: Ôn tập và bổ sung về Phân số, Giải toán liên quan đến tỉ lệ, Bảng đơn vị đo Diện tích. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Giải bài tập Toán 5 bài Ôn tập So sánh hai phân số
Đáp án Toán 5 trang 7
Bài 1:
+) \(\dfrac{4}{11}< \dfrac{6}{11}\)
+) \(\dfrac{15}{17}> \dfrac{10}{17}\)
+) \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{12}{14}\)
+) \(\dfrac{2}{3} < \dfrac{3}{4}\)
Bài 2:
a) \(\dfrac{5}{6}; \dfrac{8}{9}; \dfrac{17}{18}\)
b) \(\dfrac{1}{2};\dfrac{5}{8}; \dfrac{3}{4}\)
Giải bài tập Toán 5 trang 7
Bài 1
Điền >, <, =? vào chỗ trống
\(\frac{4}{{11}}\,\,\,...\,\,\,\frac{6}{{11}}\)
\(\frac{{15}}{{17}}\,\,\,...\,\,\,\frac{{10}}{{17}}\)
\(\frac{6}{7}\,\,\,...\,\,\,\frac{{12}}{{14}}\)
\(\frac{2}{3}\,\,\,...\,\,\,\frac{3}{4}\)
Gợi ý đáp án:
+) \(\dfrac{4}{11}< \dfrac{6}{11}\)
+) \(\dfrac{15}{17}> \dfrac{10}{17}\)
+) \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{6\times 2}{7 \times 2} = \dfrac{12}{14}\)
Vậy \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{12}{14}\)
+) \(\dfrac{2}{3} = \dfrac{2\times 4}{3 \times 4} = \dfrac{8}{12} ; \dfrac{3}{4} = \dfrac{3\times 3}{4 \times 3} = \dfrac{9}{12}\)
Mà \(\dfrac{8}{12} < \dfrac{9}{12}\)
Vậy \(\dfrac{2}{3} < \dfrac{3}{4}\)
Bài 2
Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) \(\frac{8}{9};\,\,\,\frac{5}{6};\,\,\,\frac{{17}}{{18}}\)
b) \(\frac{1}{2};\,\,\,\frac{3}{4};\,\,\,\frac{5}{8}\)
Gợi ý đáp án:
a) Quy đồng mẫu số: MSC = 18
\(\dfrac{8}{9}=\dfrac{16}{18}; \dfrac{5}{6}=\dfrac{15}{18};\)
Giữ nguyên phân số \(\dfrac{17}{18}\)
Ta có: \(\dfrac{15}{18}< \dfrac{16}{18}< \dfrac{17}{18}\)hay \(\dfrac{5}{6}< \dfrac{8}{9}< \dfrac{17}{18}\).
Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:\(\dfrac{5}{6}; \dfrac{8}{9}; \dfrac{17}{18}\).
b) Quy đồng mẫu số: MSC = 8
\(\dfrac{1}{2}= \dfrac{4}{8}; \dfrac{3}{4}= \dfrac{6}{8};\)
Giữ nguyên \(\dfrac{5}{8}\).
Ta có: \(\dfrac{4}{8}< \dfrac{5}{8}< \dfrac{6}{8}\) hay \(\dfrac{1}{2}< \dfrac{5}{8}< \dfrac{3}{4}\)
Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{1}{2};\dfrac{5}{8}; \dfrac{3}{4}\).
Lý thuyết Ôn tập so sánh hai phân số
1. So sánh hai phân số cùng mẫu số
- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau
Ví dụ: \(\dfrac{2}{5} < \dfrac{3}{5}; \;\;\;\;\; \dfrac{3}{5} > \dfrac{2}{5}; \;\;\;\;\; \dfrac{2}{5} = \dfrac{3}{5}\)
2. So sánh các phân số khác mẫu
* Quy đồng mẫu số
Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
Ví dụ: So sánh hai phân số: \(\dfrac{2}{3}\) và \(\dfrac{3}{4}\)
Cách giải:
Ta có: MSC = 12. Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{8}{{12}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 3}}{{4 \times 3}} = \dfrac{9}{{12}}\)
Ta có: \(\dfrac{8}{{12}} < \dfrac{9}{{12}}\) (vì 8<9)
Vậy \(\dfrac{2}{3} < \dfrac{3}{4}\)
* Quy đồng tử số
Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác tử số, ta có thể quy đồng tử số hai phân số đó rồi so sánh các mẫu số của hai phân số mới.
Ví dụ: So sánh hai phân số: \(\dfrac{2}{{125}}\) và \(\dfrac{3}{{187}}\)
Cách giải:
Ta có: TSC = 6. Quy đồng tử số hai phân số ta có:
\(\dfrac{2}{{125}} = \dfrac{{2 \times 3}}{{125 \times 3}} = \dfrac{6}{{375}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{{187}} = \dfrac{{3 \times 2}}{{187 \times 2}} = \dfrac{6}{{374}}\)
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{6}{{375}}\) và \(\dfrac{6}{{374}}\) đều có tử số là 6 và 375 > 374 nên \(\dfrac{6}{{375}} < \dfrac{6}{{374}}\)
Vậy \(\dfrac{2}{{125}} < \dfrac{3}{{187}}\)