Toán lớp 5 Bài 29: Luyện tập chung Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 trang 116, 117, 118, 119
Toán lớp 5 trang 116, 117, 118, 119 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 29: Luyện tập chung của Chủ đề 5: Một số hình phẳng, chu vi và diện tích.
Giải SGK Toán 5 trang 116 → 119 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 5 Luyện tập chung Kết nối tri thức
Giải Toán 5 Kết nối tri thức Tập 1 trang 116, 117 - Luyện tập
Bài 1
a) Vẽ vào vở các hình tam giác sau và vẽ đường cao lần lượt ứng với đáy BC, EG và IK của mỗi hình tam giác đó.
b) Tính diện tích các hình tam giác ở câu a trong trường hợp mỗi ô vuông có cạnh 2,5 cm.
Lời giải:
a)
b) Các tam giác có đường cao bằng nhau và bằng: 2,5 x 4 = 10 (cm)
Độ dài cạnh BC là: 2,5 x 4 = 10 (cm)
Độ dài cạnh EG là: 2,5 x 3 = 7,5 (cm)
Độ dài cạnh IK là: 2,5 x 2 = 5 (cm)
Diện tích tam giác ABC là: \(\frac{10\times10}{2}=50\ \left(\text{cm}^2\right)\)
Diện tích tam giác DEG là: \(\frac{10\times7,5}{2}=37,5\ \left(\text{cm}^2\right)\)
Diện tích tam giác HIK là: \(\frac{10\times5}{2}=25\ \left(\text{cm}^2\right)\)
Bài 2
Chọn câu trả lời đúng.
Trong hình bên, biết hình tròn bé nhất có bán kính 50 cm, hình tròn lớn nhất có bán kính 200 cm.
a) Đường kính mỗi hình tròn màu xanh lá cây là:
A. 100 cm B. 150 cm | C. 400 cm D. 300 cm |
b) Chu vi hình tròn lớn nhất gấp mấy lần chu vi hình tròn bé nhất?
A. 2 lần B. 3 lần | C. 4 lần D. 5 lần |
Lời giải:
a) Đáp án đúng: B
b) Đáp án đúng: C
Bài 3
Một cái ao dạng nửa hình tròn có kích thước như hình vẽ. Tính chu vi cái ao.
Bài giải
Chu vi hình tròn đường kính 12 m là:
3,14 x 12 = 37,68 (m)
Chu vi nửa hình tròn là:
37,68 : 2 = 18,84 (m)
Chu vi cái ao là:
18,84 + 12 = 30,84 (m)
Đáp số: 30,84 m
Bài 4
Bạn Rô-bốt nói đúng hay sai?
Lời giải:
Dù E ở vị trí nào trên đoạn thẳng AB thì chiều cao và cạnh đáy không thay đổi nên diện tích tam giác ECD cũng không thay đổi.
Vậy Rô-bốt nói đúng.
Giải Toán 5 Kết nối tri thức Tập 1 trang 117, 118 - Luyện tập
Bài 1
a) Vẽ vào vở các hình sau.
b) Tính diện tích hình thang ABCD ở câu a, biết rằng mỗi ô vuông có cạnh 2,5 cm.
Lời giải:
a) Học sinh tự thực hiện vào vở.
b) Độ dài cạnh AB là:
2,5 x 3 = 7,5 (cm)
Độ dài cạnh DC là:
2,5 x 7 = 17,5 (cm)
Chiều cao hình thang ABCD là:
2,5 x 4 = 10 (cm)
Diện tích hình thang ABCD là:
\(\frac{\left(17,5+7,5\right)\times10}{2}=125\) (cm2)
Đáp số: 125 cm2.
Bài 2
Số?
Bài giải
Diện tích hình thang ABCD là:
\(\frac{(55+30)\times \textbf{25} }{\textbf{2 }} =\textbf{1 062,5 } (\text {m}^2)\)
Diện tích hình tam giác AED là:
\(\frac{55\times \textbf{27} }{\textbf{2 }} =\textbf{742,5 } (\text {m}^2)\)
Diện tích mảnh đất ABCDE là:
\(\textbf{1 062,5 } + \textbf{742,5 } = \textbf{1 805 }(\text {m}^2)\)
Đáp số: 1 805 m2.
Bài 3
Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình bên, biết:
AD = 64 m; AE = 72 m; BE = 26 m; GC = 30 m. |
Bài giải
Độ dài cạnh BG là:
64 + 26 = 90 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang ABGD là:
\(\frac{(90+64)\times 72 }{2} =5544\ (\text {m}^2)\)
Diện tích mảnh đất hình tam giác BGC là:
\(\frac{90\times 30 }{2} =1350\ (\text {m}^2)\)
Diện tích mảnh đất là:
5 544 + 1 350 = 6 894 (m2)
Đáp số: 6 894 m2.
Bài 4
Diện tích phần màu xanh trong hình bên là:
A. 13,76 cm2 B. 114,24 cm2 C. 50,214 cm2 D. 136,96 cm2 |
Bài giải
Diện tích hình vuông ABCD là:
8 x 8 = 64 (cm2)
Bán kính của hình tròn là:
8 : 2 = 4 (cm)
Diện tích của hình tròn là:
3,14 x 4 x 4 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần màu xanh là:
64 - 50,24 = 13,76 (cm2)
Đáp số: 13,76 cm2
Giải Toán 5 Kết nối tri thức Tập 1 trang 118, 119 - Luyện tập
Bài 1
Số?
Cho hình vuông ABCD như hình bên và DE = EG = GH = HK = KC = 1,3 cm.
a) Diện tích hình thang ABCK là ? cm2.
b) Diện tích hình tam giác AKD gấp ? lần diện tích hình tam giác ADE.
Lời giải:
a) Diện tích hình thang ABCK là \(\frac{(1,3+6,5)\times 6,5 }{2} = \textbf{25,35 }\) cm2.
b) Diện tích hình tam giác AKD gấp 4 lần diện tích hình tam giác ADE.
Diện tích tam giác AKD là: 4,225 cm2.
Diện tích tam giác ADE là: 16,9 cm2.
Bài 2
Bạn Việt dùng đất sét để nặn hình tam giác, hình thang và hình tròn với kích thước như hình dưới đây. Hỏi hình nào có diện tích bé nhất, hình nào có diện tích lớn nhất?
Bài giải
Diện tích của hình tam giác là:
\(\frac{7\times7}{2}=24,5\) (cm2)
Diện tích của hình thang là:
\(\frac{(3+6)\times4}{2}=18\) (cm2)
Diện tích của hình tròn là:
3,14 x 5 x 5 = 78,5 (cm2)
Vậy hình tròn có diện tích lớn nhất, hình thang có diện tích bé nhất.
Bài 3
Tìm số thập phân thích hợp.
Một rô-bốt cắt được ba mảnh vải màu xanh, đỏ và vàng như hình dưới đây. Tổng diện tích ba mảnh vải đó là ? cm2.
Bài 4
Đ, S?
a) Đường kính của hình tròn màu đỏ gấp hai lần đường kính của hình tròn màu xanh. ?
b) Chu vi của hình tròn màu đỏ cũng gấp hai lần chu vi của hình tròn màu xanh. ?