Toán lớp 5: Ôn tập Tính chất cơ bản của phân số trang 5 Giải Toán lớp 5 trang 5, 6
Giải Toán lớp 5: Tính chất cơ bản của phân số giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải bài 1, 2, 3 trang 5, 6 SGK Toán 5 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Tính chất cơ bản của phân số của Chương 1: Ôn tập và bổ sung về Phân số, Giải toán liên quan đến tỉ lệ, Bảng đơn vị đo Diện tích. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Giải bài tập Toán 5 bài Tính chất cơ bản của phân số
Đáp án Toán 5 trang 6
Bài 1: \(\frac{3}{5}\); \(\frac{2}{3}\); \(\frac{9}{16}\)
Bài 2: a) \(\frac{16}{24}\); \(\frac{15}{24}\); b) \(\frac{3}{12}\); \(\frac{7}{12}\); c) \(\frac{20}{24}\); \(\frac{9}{24}\)
Bài 3: \(\frac{4}{7}\) là \(\frac{{12}}{{21}}\) và \(\frac{{20}}{{35}}\)
Giải bài tập Toán 5 trang 6
Bài 1
Rút gọn các phân số:
\(\frac{{15}}{{25}};\,\,\,\frac{{18}}{{27}};\,\,\,\frac{{36}}{{64}}\)
Gợi ý đáp án:
\(\frac{{15}}{{25}} = \frac{{15:5}}{{25:5}} = \frac{3}{5}\);
\(\frac{{18}}{{27}} = \frac{{18:9}}{{27:9}} = \frac{2}{3}\)
\(\frac{{36}}{{64}} = \frac{{36:4}}{{64:4}} = \frac{9}{{16}}\)
Bài 2
Quy đồng mẫu số các phân số:
a) \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{5}{8}\)
b) \(\frac{1}{4}\) và \(\frac{7}{{12}}\)
c) \(\frac{5}{6}\) và \(\frac{3}{8}\)
Gợi ý đáp án:
a) \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{5}{8}\)
Lấy tích 3 x 8 = 24 là mẫu số chung. Ta có:
\(\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 8}}{{3 \times 8}} = \frac{{16}}{{24}}\) và \(\frac{5}{8} = \frac{{5 \times 3}}{{8 \times 3}} = \frac{{15}}{{24}}\)
b) \(\frac{1}{4}\) và \(\frac{7}{{12}}\)
Vì 12 : 4 = 3 nên chọn 12 là mẫu số chung. Ta có:
\(\frac{1}{4} = \frac{{1 \times 3}}{{4 \times 3}} = \frac{3}{{12}}\) và giữ nguyên \(\frac{7}{{12}}\)
c) \(\frac{5}{6}\) và \(\frac{3}{8}\)
Vì 24 : 6 = 4 và 24 : 8 = 3 nên chọn 24 là mẫu số chung. Ta có:
\(\frac{5}{6} = \frac{{5 \times 4}}{{6 \times 4}} = \frac{{20}}{{24}}\) và \(\frac{3}{8} = \frac{{3 \times 3}}{{8 \times 3}} = \frac{9}{{24}}\)
Bài 3
Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây:
\(\frac{2}{5};\,\,\,\,\frac{4}{7};\,\,\,\,\frac{{12}}{{30}};\,\,\,\,\frac{{12}}{{21}};\,\,\,\,\frac{{20}}{{35}};\,\,\,\,\frac{{40}}{{100}}\)
Gợi ý đáp án:
Ta có:
\(\frac{{12}}{{30}} = \frac{{12:6}}{{30:6}} = \frac{2}{5}\); \(\frac{{12}}{{21}} = \frac{{12:3}}{{21:3}} = \frac{4}{7}\); \(\frac{{20}}{{35}} = \frac{{20:5}}{{35:5}} = \frac{4}{7}\) và \(\frac{{40}}{{100}} = \frac{{40:20}}{{100:20}} = \frac{2}{5}\)
Các phân số bằng với phân số \(\frac{4}{7}\) là \(\frac{{12}}{{21}}\) và \(\frac{{20}}{{35}}\)
Lý thuyết Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
Tính chất cơ bản của phân số
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ví dụ 1: \(\dfrac {5 }{6} = \dfrac {5 \times 3 }{6 \times 3}= \dfrac {15 }{18}\)
Ví dụ 2: \(\dfrac {15: 3 }{18:3}= \dfrac {5 }{6}\)
Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
Dạng 1: Rút gọn phân số
Bước 1: Xét xem cả tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1).
Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho số đó.
Bước 3: Cứ làm như thế cho đến khi tìm được phân số tối giản.
Chú ý: Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
Ví dụ: \(\begin{array}{l} \dfrac{{12}}{{15}} = \dfrac{{12:3}}{{15:3}} = \dfrac{4}{5}\\ \dfrac{{21}}{{35}} = \dfrac{{21:7}}{{35:7}} = \dfrac{3}{5} \end{array}\)
Dạng 2: Quy đồng mẫu số các phân số
a) Trường hợp mẫu số chung bằng tích của hai mẫu số của hai phân số đã cho
Bước 1: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
Bước 2: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
Ví dụ: Quy đồng hai phân số sau: \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{7}{3}\)
MSC: 12
\(\begin{array}{l}\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 3}}{{4 \times 3}} = \dfrac{9}{{12}}\\\dfrac{7}{3} = \dfrac{{7 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{{28}}{{12}}\end{array}\)
b) Mẫu số của một trong các phân số chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Bước 1: Lấy mẫu số chung là mẫu số mà chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại.
Bước 2: Tìm thừa số phụ.
Bước 3: Nhân cả tử số và mẫu số của các phân số còn lại với thừa số phụ tương ứng.
Bước 4: Giữ nguyên phân số có mẫu số chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại.
Ví dụ: Quy đồng hai phân số:
\(\dfrac{{15}}{{16}}\) và \(\dfrac{3}{8}\)
MSC: 16
\(\dfrac{{15}}{{16}} = \dfrac{{15}}{{16}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{8} = \dfrac{{3 \times 2}}{{8 \times 2}} = \dfrac{6}{{16}}\)
Chú ý: Ta thường lấy mẫu số chung là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 và cùng chia hết cho tất cả các mẫu.