Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 72 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu về văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu.
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu. Hãy cùng tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích.
Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu
Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản.
- Tóm tắt nội dung văn bản: Thị Mầu, con gái phú ông, vốn có tính lẳng lơ, tưởng Kính Tâm là trai bèn đem lòng say đắm. Về nhà, thị tư thông với đứa đầy tớ, có chửa. Khi bị hào lí trong làng tra hỏi, thị liền đổ cho Kính Tâm. Sau khi sinh con, Thị Mầu đem con “trả” cho Kính Tâm. Vì thương đứa bé vô tội, Kính Tâm đã nuôi nấng, mặc lời điều tiếng.
- Đặc điểm của truyện thơ:
- Hình thức sáng tác: văn vần (thơ lục bát)
- Diễn đạt bằng thơ nhưng vẫn có cốt truyện
- Nhân vật: Kính Tâm là nhân vật chính diện, có phẩm chất tốt đẹp.
- Ngôn ngữ: Kết hợp tự sự với trữ tình, giản dị và gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày…
Câu 2. Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?
- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, điểm nhìn tác giả.
- Dựa vào nội dung của văn bản, người kể giấu mình (không xưng tôi), chỉ có lời của nhân vật trong tác phẩm.
Câu 3. Nhân vật Thị Kính hiện lên như thế nào qua văn bản? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ?
- Nhân vật Thị Kính là nhân vật chính diện, một người phụ nữ có phẩm chất tốt, giàu lòng yêu thương
- Tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ:
Câu 4. Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó.
Có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình (lối kể chuyện giàu tình tiết, sự kiện nhưng lại đậm chất thơ qua việc dùng thể thơ lục bát; ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày (gớm, ru thì, phỏng như, trót đời) ; từ ngữ mang âm hưởng ca dao, tục ngữ (nước lã, mẹ vò thì sữa khao khát… tuyền)
Câu 5. Thông điệp bạn nhận được qua văn bản trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?
- Thông điệp: Con người sống cần biết yêu thương, đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau.
- Dựa vào: Thị Kính chấp nhận dị nghị để nuôi con của kẻ đã vu oan cho mình. Vì tình yêu thương mà nàng không nỡ bỏ rơi một đứa trẻ vô tội.