Soạn bài Ôn tập trang 76 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 76 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Trong chương trình học tập của môn Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ ôn tập và củng cố lại kiến thức của từng bài học.
Eballsviet.com muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Ôn tập trang 76, hướng dẫn chuẩn bị cho bài ôn tập. Mời tham khảo ngay dưới đây.
Soạn bài Ôn tập trang 76
Câu 1. So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học (làm vào vở):
Nguyệt cầm | Thời gian | Gai | |
Cấu tứ | Sự nhập hợp giữa tiếng đàn hiện tại và những nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ | Thời gian và sự bất tử của nghệ thuật và tình yêu | Hành trình sáng tạo nghệ thuật là hành trình gian khổ để đi tìm cái đẹp. |
Yếu tố tượng trưng | Nương tử trong câu hát/đã chết đêm rằm theo nước xanh: tượng trưng những người tài hoa, bạc mệnh Sao Khuê: biểu tượng của văn chương, nghệ thuật Sự tương giao giữa các giác quan: mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân; Long lanh tiếng sỏi; Bóng sáng bỗng rùng mình; Ánh nhạc: biển pha lê | Những câu thơ còn xanh/những bài hát còn xanh: tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn của nghệ thuật | Hoa hồng: tượng trưng cho cái đẹp Gai: tượng trưng cho nỗi đau, sự gian khổ của quá trình sáng tạo nghệ thuật… |
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “buồn trông”, nhấn mạnh vào nỗi buồn vô hạn, triền miên của Thúy Kiều trước cảnh ngộ cô đơn, bi thảm nơi lầu Ngưng Bích.
Câu 3. Hãy nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng.
- Cần xác định được bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng sẽ viết về.
- Tìm hiểu thông tin về bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng đầy đủ, chính xác,...
Câu 4. Làm thế nào để giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng hấp dẫn người nghe?
- Nội dung cần mới mẻ, thú vị
- Cách thuyết trình hấp dẫn, lôi cuốn (kết hợp nhiều phương tiện khác)
Câu 5. Giải thích thế nào là kĩ thuật PMI khi tương tác với người thuyết trình và tác dụng của nó.
Kĩ thuật PMI trong giao tiếp là viết tắt của ba từ Positive, Minus và Interesting. Đây là một công cụ đánh giá và phản hồi mang tính xây dựng, được sử dụng trong quá trình tương tác và phản hồi với người thuyết trình để giúp nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Cụ thể, kĩ thuật PMI sẽ yêu cầu người tham dự bài thuyết trình đánh giá các điểm tích cực (positive), điểm tiêu cực (minus) và điểm thú vị (interesting) của bài thuyết trình đó.
Câu 6. Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta”?
- “Cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống là thuộc về cá nhân, thể hiện cá tính, quan điểm của mỗi người.
- “Cái tôi” và “cái ta” cần có sự cân bằng, giữa cá nhân và tập thể cần có sự thấu hiểu, hòa hợp và đôi khi cần gác bỏ “cái tôi” để hướng tới lợi ích chung, hướng tới “cái ta”.