Soạn bài Âm mưu và tình yêu Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 129 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Âm mưu và tình yêu trích trong vở kịch cùng tên của Si-le. Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Âm mưu và tình yêu, với những kiến thức hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Âm mưu và tình yêu
Câu 1. Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I - Cảnh 1
Xung đột giữa các nhân vật | Hành động của Luy-dơ |
Luy-dơ – Phéc-đi-năng | Bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng. |
Luy-dơ – Ông Min-le | Bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng, cầu mong tha thiết cha hiểu cho lòng mình, có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà chúa có thể ban tặng. |
Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2
Xung đột giữa các nhân vật | Hành động của Phéc-đi-năng |
Van-te – Luy-dơ | Lao đến che chở cho Luy-dơ, tỏ sự căm giận với cha mình. |
Van-te – Luy-dơ – Phéc-đi-năng | Phéc-đi-năng kháng cự lại lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình, tuyên bố kháng cự đến cùng và bằng mọi cách để bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng”. |
Van-te – Phéc-đi-năng | Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng phương kế của loài quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết. |
Câu 2. Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I - Cảnh 1 và Hồi II- Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te - Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2 là gì?
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề:
- Trong Hồi I - Cảnh 1: tập trung vào tình yêu
- Trong hồi II - Cảnh 2: âm mưu hủy họa tình yêu, tình yêu bất khuất trước âm mưu
- Nguyên nhân: Van-ta ngăn cấm tình yêu của Phéc-đi-năng với Luy-dơ, thậm chí là còn nhục mạ Luy-dơ.
Câu 3. Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.
Hướng dẫn giải:
- Thiếu tá Phéc-đi-năng: có tình yêu mãnh liệt, chân thành; trong danh dự; có ý chí đấu tranh, quyết liệt bảo vệ tình yêu,...
- Nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này: Phôn Van-te kiên quyết ngăn cấm tình yêu của Phéc-đi-năng với Luy-dơ; Luy-dơ và ông bà Min-len bị nhục mạ, uy hiếp,...
Câu 4. Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ.
Hướng dẫn giải:
Cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ: góp phần thể hiện được tích cách nhân vật, phát triển toàn bộ vở kịch
Câu 5. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,...).
Hướng dẫn giải:
- Hồi I - Cảnh I: nhân vật Luy-đơ và nhạc công Min-le có lời thoại nhiều và dài nhất vì đây là hai nhân vật chính trong Hồi I.
- Hồi II - Cảnh 2: nhân vật Tể tướng và Thiếu tá Phéc-đi-năng xuất hiện nhiều và liên tục nhưng các lời thoại ngắn vì để diễn tả sự hồi hộp, gay cấn, đẩy mâu thuẫn kịch lên cao trào.
Câu 6. Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?
Hướng dẫn giải:
- Trong văn bản trên, nhân vật mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch: thiếu tá Phéc-đi-năng
- Căn cứ vào: hành động, kết cục của nhân vật
Câu 7. Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.
Hướng dẫn giải:
- Xung đột kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình.
- Kết thúc: không có hậu, bi thương