Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 112 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được giới thiệu trong sách Ngữ Văn lớp 11. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, mời tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài
Trước khi đọc
Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.
Gợi ý:
Học sinh tự chia sẻ suy nghĩ của bản thân: Đã/Chưa từng tự đặt ra câu hỏi như vậy.
Đọc văn bản
Câu 1. Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.
Đan Thiềm: tỉnh táo, khuyên Vũ Như Tô đi trốn
Vũ Như Tô: tin rằng bản thân không có tội
Câu 2. Vì sao Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không?
Đan Thiềm hiểu được hoàn cảnh của Vũ Như Tô. Còn Vũ Như Tô không nghĩ mình có tội.
Câu 3. Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích?
Dự đoán: Vũ Như Tô sẽ bị làm hại.
Câu 4. So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.
- Vũ Như Tôi: đau đớn, xót xa
- Quân sĩ: sung sướng, vui vẻ
Sau khi đọc
Câu 1. Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.
Cửu Trùng Đài càng xây cao, càng tốn kém thêm tiền của và nhiều tai nạn. Mâu thuẫn giữa thợ xây đài và nhân dân, với hôn quân Lê Tương Dực và Vũ Như Tô ngày càng sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, phe phản dịch trong triều đình do Trịnh Duy Sản cầm đầu dấy binh làm loạn. Biết có biến, Đan Thiềm tìm gặp Vũ Như Tô, nhiều lần khuyên ông chạy trốn nhưng Vũ Như Tô không nghe. Sau khi giết vua, phe phản loạn lập triều đình mới, thợ xây đài và đám đông dân chúng hùa theo phe phản loạn, chống lại Vũ Như Tô. Những ai thân cận với Lê Tương Dực đều bị truy đuổi, chém giết. Đan Thiềm hiểu rằng Vũ Như Tô đã hết cơ hội bỏ trốn. Đan Thiềm bị giải đi, từ biệt Vũ Như Tô trong đau đớn, tuyệt vọng. Còn Vũ Như Tô một mực không tin mình có tội, vẫn nuôi hi vọng rằng: An Hoài Hầu - một trong những kẻ cầm đầu phe phản loạn sẽ giúp ông xây dựng Cửu Trùng Đài xong. Nhưng sau đó, Cửu Trùng Đài bị chính An Hoài Hầu đốt thành tro bụi. Vũ Như Tô hiểu ra mọi chuyện, chấp nhận bị giải ra pháp trường, đón nhận cái chết.
Câu 2. Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
- Triều đình Lê Tương Dực và phe phản loạn
- Nhân dân và hôn quân bạo chúa, giữa dân chúng, thợ xây và Vũ Như Tô
- Thực tế đời sống và sáng tạo nghệ thuật
- Quan niệm và cách ứng xử của Đan Thiềm và Vũ Như Tô
Câu 3. Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?
- Công trình Cửu Trùng Đài: kì vĩ, siêu đẳng
- Cửu Trùng Đài không phải nguyên nhân chính, mà chỉ là cái cớ để gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V. Nguyên nhân chính xuất phát từ mâu thuẫn giữa phe phản loạn và triều đình, Cửu Trùng Đài chỉ là bằng chứng, cái cớ để phe phản loạn kết tội triều đình.
Câu 4. Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.
Chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung đột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.
Câu 5. Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn, nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch?
* Tương đồng:
- Cùng quý trọng cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài.
- Quý trọng nhau, xem nhau là tri kỉ
* Khác biệt
- Vũ Như Tô:
- Một nghệ sĩ kì tài, giàu ý chí, khát vọng sáng tạo; tác giả của một công trình kiến trúc có một không hai.
- Quá tự tin vào ý nghĩa của việc mình làm, tức thời bướng bỉnh, không chịu nghe lời khuyên
- Khát vọng và ý chí xây đài bị cho là mù quáng, mê muội, ảo tượng nên phải trả giá.
- Đan Thiềm:
- Là một cung nữ nhưng biết quý trọng cái đẹp, khả năng sáng tạo của người kì tài.
- Thấy rõ nguy cơ, nguy hiểm và đưa ra lời khuyên tỉnh táo, sáng suốt, tức thời.
- Hết lòng bảo vệ Vũ Như Tô, sẵn sàng chết thay để Vũ Như Tô được sống.
* Vũ Như Tô mang những đặc điểm chính của nhân vật bi kịch:
- Bản chất tốt đẹp, khát vọng vượt lên số phận, thách thức nhưng lại có hành vi, ứng xử sai lầm
- Kết cục bi kịch (Cửu Trùng Đài bị đốt, chấp nhận cái chết)
Câu 6. Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.
- Mất lòng dân: bị dân chúng - thợ xây hiểu lầm, oán thán
- Mất danh dự: phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phu”, “tội đồ làm hao hụt ngân khố, dân chúng lầm than”
- Mất người tri kỉ: Đan Thiềm chết
- Mong lớn tiêu tan: Cửu Trùng đài bị đốt
- Mất mạng sống: bị giải ra pháp trường
=> Tình cảnh bi đát, mất tất cả của Vũ Như Tô.
Câu 7. Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?
- Bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề
- Chủ đề:
- Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe phản loạn, giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực
- Thể hiện tình cảnh ngang trái, số phận thảm thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng hiểu lầm, oán giận.
- Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ.
Câu 8. Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng gì? Tư tưởng và thông điệp đó còn có ý nghĩa gì đối với đời sống đương đại không?
- Tư tưởng:
- Phê phán các phe phái triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa, tham vọng quyền lực mà gây nên cảnh bạo loạn, lôi kéo dân chúng vào bạo lực
- Phê phán người nghệ sĩ chỉ muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống của người dân, bị nhân dân xem là kẻ thù
- Thông điệp:
- Bày tỏ niềm cảm thông, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối “mộng lớn không thành” của người nghệ sĩ
- Băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa nghệ sĩ và quần chúng, giữa cái đẹp và cái có ích,...