Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 21 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 21 (Nâng cao) được Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt.
Tài liệu bao gồm:
- 2 đề bài tập cuối tuần lớp 3 sách KNTT gồm 1 đề cơ bản, 1 đề nâng cao
- Cấu trúc đề gồm: Đọc hiểu văn bản, Luyện từ và câu, Viết
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 21
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt KNTT
Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy…
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam…
(Thạch Lam)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Trong bài, tác giả giới thiệu “quà của đồng nội” là gì?
A. Cánh đồng xanh
B. Cốm
C. Bông lúa non
D. Hạt gạo
Câu 2. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?
A. Vì cốm dẻo và thơm ngon.
B. Vì cốm có mùi thơm của sữa và hoa cỏ.
C. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 3. Em hiểu cụm từ “truyền từ đời này sang đời khác” xuất hiện trong bài có nghĩa là gì?
A. Nghề nghiệp được truyền đi rộng rãi trong cộng đồng.
B. Những người trong gia đình, dòng họ truyền lại nghề cho con cháu nhiều đời sau.
C. Trong gia đình ai cũng biết làm cốm.
D. Nghề làm cốm phổ biến ở khắp mọi nơi
Câu 4. Những câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ.
C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm.
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 5. Câu văn khẳng định giá trị của cốm là?
A. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
B. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về.
C. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy…
D. Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam…
Xem thử Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt KNTT




.........Tham khảo chi tiết tại file tải bên dưới........
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
