Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội mang tới bài văn mẫu hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em hiểu rõ hơn, dễ dàng Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay).
Để phòng tránh tình trạng này, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi đăng, chia sẻ bất cứ thông tin gì trên mạng xã hội. Vậy nên mỗi cá nhân cần là người sử dụng mạng xã hội thông minh. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
Dàn ý Nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
a. Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề.
b. Thân bài
- Nêu khái niệm mạng xã hội và những vấn đề xoay quanh thông tin sai lệch, bình luận tiêu cực trên mạng xã hội của học sinh.
- Nêu hiện trạng hiện nay của vấn đề bạo lực mạng.
- Nêu nguyên nhân vấn đề.
- Nêu giải pháp về vấn đề.
c. Kết bài
- Khái quát vấn đề nghị luận và rút ra kết luận chung.
Nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
Ngày nay, trong một xã hội hiện đại, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vậy nhưng, đi cùng những lợi ích tuyệt vời, mạng xã hội cũng gây ra không ít những rủi ro, nhắm vào những đối tượng khác nhau. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh là đối tượng dễ bị kích động và bị tổn thương bởi những thông tin sai lệch, những bình luận ác ý trên mạng xã hội nhất. “Khi bị bạo lực trên mạng xã hội đa phần chúng em có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Vậy làm thế nào để bản thân vượt qua cảm xúc tiêu cực đó” – Đây là một câu hỏi đại diện cho rất nhiều thắc mắc của học sinh về vấn đề này.
Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc tình cảm của một người. Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội,...
Nhiều người nghĩ mạng là thế giới ảo, làm sao ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế được, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân.
Theo Dữ liệu về Đe dọa Trực tuyến năm 2019, khoảng 37% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 từng bị bắt nạt trên mạng. 30% đã có nó xảy ra nhiều hơn một lần. Hoặc theo số liệu thống kê từ cuộc thăm dò trực tuyến của Tổ chức Ân xá Quốc tế trên 8 quốc gia cho biết 41% phụ nữ nói rằng ít nhất một lần, họ từng bị đe dọa trên Internet.
Vấn nạn đăng tải những thông tin sai lệch, bắt nạt trên mạng ở lứa tuổi học sinh đang ngày càng gia tăng nhưng chúng ta vẫn chưa có cách giải quyết hữu hiệu nào cho vấn đề này. Một số những giải pháp mang tính hữu hiệu trước mắt có thể kể đến như sau:
Khi bị bạo lực "ngôn từ" trên mạng xã hội, cảm xúc ban đầu dễ bị hoảng loạn, lo sợ. Tránh tình trạng trên, các bạn phải giữ được thái độ bình tĩnh, không đáp trả, hãy chia sẻ với bạn bè để nhận được sự hỗ trợ. Ngoài ra, các bạn phải tìm hiểu nguyên nhân của hành vi bạo lực để tìm cách giải quyết.
Sau khi giữ tâm lý ổn định, các bạn hãy chia sẻ với bạn bè, gia đình, thầy cô để tìm sự hỗ trợ và có hướng giải quyết. Trong trường hợp bị đe dọa, có thể tìm đến cơ quan chức năng.
Bạo lực mạng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống, học tập của chúng ta. Do đó, để phòng tránh, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi đăng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh. Hãy ứng dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập và phát triển bản thân, tránh xa những hội nhóm vô bổ, không cần thiết.