Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình gồm 2 mẫu hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em hiểu rõ những hệ lụy của xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.

Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình

Chìa khóa để giải quyết mọi xung đột giữa các thế hệ trong gia đình là sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ. Mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân, tránh xung đột xảy ra. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Dàn ý Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình

a. Mở bài

  • Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.

b. Thân bài

  • Giải nghĩa khái niệm xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Biểu hiện của xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Nguyên nhân xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Hệ lụy của xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.

c. Kết bài

  • Khái quát chung về vấn đề nghị luận.

Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình - Mẫu 1

Xung đột giữa các thế hệ trong gia đình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất đồng quan điểm, thiếu trách nhiệm,… Dù bắt nguồn từ nhiều vấn đề nhưng “chìa khóa” để giải quyết bất hòa luôn là sự thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng.

Xung đột là vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình chung sống. Nói một cách đơn giản, xung đột gia đình là tình trạng các thành viên không hòa hợp trong cách suy nghĩ, quan niệm, hành xử và định hướng tương lai. Xung đột được thể hiện thông qua lời nói, sự im lặng và đôi khi có đi kèm với các hành vi tác động đến thể chất.

Xung đột trong gia đình thường xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm và đôi khi cũng có thể xảy ra do tranh giành lợi ích. Không giống với những mối quan hệ khác, gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Chính vì vậy, cả ba mẹ lẫn con cái đều phải cư xử thấu đáo để vấn đề không đi quá xa.

Thực tế, mâu thuẫn và xung đột là điều khó tránh khỏi dù đó là mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay là gia đình. Xung đột trong gia đình thường có liên quan đến rất nhiều vấn đề và phụ thuộc khá nhiều vào tính cách của mỗi người. Dù có nguyên nhân đa dạng nhưng “chìa khóa” để hóa giải xung đột luôn là sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.

Có một vài nguyên nhân điển hình gây nên xung đột các thành viên trong gia đình. Đó là sự thiếu chia sẻ và thấu hiểu, thiếu trách nhiệm, thiếu công bằng và quan trọng hơn là sự bất đồng quan điểm trong cách sống. Giữa vợ chồng, bố mẹ – con cái và giữa anh chị em trong nhà rất dễ xảy ra xung đột nếu bất đồng quan điểm trong cách sống. Mỗi người sẽ có đặc điểm tính cách, cách nhìn nhận và tư duy riêng nên sẽ hình thành quan điểm sống khác biệt. Vì vậy, việc bất đồng về quan điểm sống là điều dễ hiểu.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Giải pháp cốt lõi cho những xung đột trong gia đình là biết cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác. Tôn trọng nhau sẽ giúp cho cuộc sống gia đình luôn thuận hòa, cả hai cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi chung sống.

Ngoài ra, bố mẹ và con cái cũng nên tôn trọng suy nghĩ của nhau. Ở độ tuổi dậy thì, con trẻ sẽ có những suy nghĩ khá bồng bột do chưa có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Dù vậy, bố mẹ vẫn nên tôn trọng và trò chuyện để con hiểu thêm những mặt tích cực, tiêu cực trong quan điểm của chính mình. Như vậy, con vừa cảm thấy được tôn trọng vừa biết cách suy nghĩ thấy đáo hơn.

Mỗi thành viên cũng cần bày tỏ suy nghĩ của bản thân và đặt mình vào vị trí của người khác. Đặc biệt, con cái cũng nên chia sẻ với bố mẹ mong muốn và định hướng của bản thân. Nếu con thụ động trong vấn đề này, bố mẹ sẽ đinh ninh đưa ra quyết định thay con và lên kế hoạch lâu dài cho tương lai. Bên cạnh đó, con cũng có thể chủ động đặt ranh giới với bố mẹ để được tôn trọng về quyền riêng tư như bố mẹ không nên tự ý đọc nhật ký, xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của con,…

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để chúng ta trở về, mang đến sự bình yên, nhẹ nhõm trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình - Mẫu 2

Gia đình là nơi chúng ta có thể tìm thấy sự yêu thương, sự ủng hộ và sự an toàn. Tuy nhiên, gia đình cũng là nơi có thể xảy ra những mâu thuẫn, xung đột và bất hòa. Những mâu thuẫn gia đình có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho các thành viên như căng thẳng, buồn bã, tổn thương,...

Mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ trong gia đình là những tình huống mà các thành viên trong gia đình có những ý kiến, lợi ích, mong muốn hay cảm xúc khác nhau và không thể hòa hợp được với nhau. Mâu thuẫn trong gia đình có thể xảy ra giữa các thành viên khác nhau như cha mẹ con cái, anh chị em, ông bà – con cháu hay người thân. Mâu thuẫn, xung đột gia đình có thể được biểu lộ bằng nhiều cách khác nhau như là tranh luận, cãi vã, giận dỗi, lạnh nhạt hay bạo lực.

Vậy những nguyên nhân chính nào tạo nên xung đột gia đình? Xung đột gia đình không cùng thế hệ điển hình nhất vẫn là cha mẹ với con cái. Cha mẹ tự cho mình quyền kiểm soát cuộc đời con với cái mác “tình yêu”. Họ cho rằng mình luôn đúng, mình làm như thế là vì con. Nhưng trên thực tế, họ thiếu sự tinh tế, thấu hiểu, và tôn trọng con cái. Nhiều người chỉ muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên con, muốn con làm điều mình chưa làm được.

Về phần con cái, nhiều đứa trẻ thiếu sự đồng cảm với cha mẹ, hoặc có tâm lý hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, thích chống đối người lớn nên dễ có xung đột. Ngoài ra, sự thay đổi tính cách trong giai đoạn dậy thì, hoặc áp lực học tập, áp lực do cha mẹ gây ra cho trẻ cũng khiến trẻ dễ có hành vi chống đối.

Hệ lụy lớn nhất mà các xung đột gia đình gây ra chính là khiến các thành viên ngày càng xa cách. Đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đôi bên sẽ bùng nổ. Cha mẹ và con cái dường như có những bức tường ngăn cách vô hình. Hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì không thể giải quyết xung đột.

Xung đột gia đình cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái. Stress, trầm cảm là hai bệnh lý tâm thần thường gặp nhất. Không ít trẻ đã bị trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự sát do cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thường xuyên kiểm soát mình quá mức, hoặc luôn bị so sánh với anh/chị.

Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình có thể gây nên những hiệu quả tiêu cực cho các thành viên như gây ra sự căng thẳng, lo lắng, buồn bã hay trầm cảm cho các thành viên; gây ra sự mất đi lòng tin, sự kính trọng hay sự yêu thương giữa các thành viên; khiến mọi người xa lánh, lạnh nhạt với nhau, một số trường hợp còn xảy ra tình trạng cô lập; dẫn tới bạo lực, lạm dụng hay ngược đãi trong gia đình.

Mâu thuẫn gia đình không chỉ tác động tới người lớn mà còn ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Nhận thức, suy nghĩ, lời nói và hành động của các em bị ảnh hưởng bởi người lớn rất nhiều nên nếu sống trong một gia đình hay cãi nhau thì tính cách của các em cũng sẽ dễ bị bóp méo. Một số em sẽ dễ nổi cáu, tức giận dẫn tới những hành động như mắng hoặc đánh người đối diện.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Giải pháp cốt lõi cho những xung đột trong gia đình là biết cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác. Tôn trọng nhau sẽ giúp cho cuộc sống gia đình luôn thuận hòa, cả hai cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi chung sống.

Ngoài ra, bố mẹ và con cái cũng nên tôn trọng suy nghĩ của nhau. Ở độ tuổi dậy thì, con trẻ sẽ có những suy nghĩ khá bồng bột do chưa có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Dù vậy, bố mẹ vẫn nên tôn trọng và trò chuyện để con hiểu thêm những mặt tích cực, tiêu cực trong quan điểm của chính mình. Như vậy, con vừa cảm thấy được tôn trọng vừa biết cách suy nghĩ thấu đáo hơn.

Mỗi thành viên cũng cần bày tỏ suy nghĩ của bản thân và đặt mình vào vị trí của người khác. Đặc biệt, con cái cũng nên chia sẻ với bố mẹ mong muốn và định hướng của bản thân. Nếu con thụ động trong vấn đề này, bố mẹ sẽ đinh ninh đưa ra quyết định thay con và lên kế hoạch lâu dài cho tương lai. Bên cạnh đó, con cũng có thể chủ động đặt ranh giới với bố mẹ để được tôn trọng về quyền riêng tư như bố mẹ không nên tự ý đọc nhật ký, xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của con,…

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để chúng ta trở về, mang đến sự bình yên, nhẹ nhõm trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm