Văn mẫu lớp 10: Mở bài Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh
Văn mẫu lớp 10: Mở bài Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh gồm 6 mẫu mở bài hay nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi vốn văn chương của mình, hoàn thiện bài văn khi ôn tập, rèn luyện và làm các bài kiểm tra sắp tới đạt kết quả tốt.
TOP 6 mở bài Hương Sơn phong cảnh dưới đây các bạn có thể lấy thêm ý văn hay rồi từ đó diễn đạt lại theo lối hành văn của chính mình. Chắc chắn đây sẽ là tài liệu tự đọc, tự học rất bổ ích và thiết thực đối với các bạn trên con đường phía trước. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cảm nhận Hương Sơn phong cảnh, phân tích Hương Sơn phong cảnh.
Mở bài Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh
Mở bài mẫu 1
Có lẽ danh lam thắng cảnh nào cũng sẵn sàng ban tặng cho con người muôn vàn tứ thơ. Nhưng không phải danh thắng nào cũng được đền bù xứng đáng. Có biết bao cảnh trí thần tiên chẳng cần đợi thơ ca tôn vinh – tự nó đã làm một bài thơ tuyệt mĩ. Ở những trường hợp như thế phải chăng thơ ca đã trở nên bất lực? Nhưng cũng có những thắng cảnh vốn đã mĩ lệ, lại được soi mình vào thơ thì càng quyến rũ bội phần. Khi ấy, cảnh thì dâng hiến cho thơ hào phóng, còn thơ dường như cũng trả xong món nợ của mình. Trường hợp phong cảnh Hương Tích với Chu Mạnh Trinh chẳng phải là như thế sao? Hương Sơn được vào hàng “Nam thiên đệ nhất động”. Còn Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh cũng đáng là một áng thơ long lanh như gấm dệt. Có thể gọi là “Hương Sơn đệ nhất thi” được chứ sao? Thơ ca và thắng cảnh đâu phải lúc nào cũng được đẹp duyên như thế!
Mở bài mẫu 2
Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862, mất năm 1905. Tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, quê làng Phú Thị, huyện Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang) tỉnh Hưng Yên. Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp. Chính cái lòng yêu cảnh đẹp kết hợp với tài hoa của tâm hồn thi sĩ đã kết tinh thành những áng thiên cổ kỳ bút mãi còn tỏa sắc hương nơi hậu thế. Một trong số đó là áng thơ “Hương Sơn phong cảnh”.
Mở bài mẫu 3
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ. Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động". Trong ba tác phẩm viết về cảnh non nước hữu tình nơi đây, "Hương Sơn phong cảnh ca" là bài thơ nổi bật và giàu tính miêu tả nhất.
Mở bài mẫu 4
Chu Mạnh Trinh (1862-1905) là một viên quan dưới triều Nguyễn, là người tài hoa, lại giỏi làm thơ Nôm, hơn thế nữa còn rất am hiểu kiến trúc. Hương Sơn là một là một quần thể kiến trúc và thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hằng năm thu hút biết bao nhiêu du khách ghé lại thăm quan vãn cảnh. Chính vì phong cảnh duy mỹ của Hương Sơn, mà trong lần tham gia trùng tu chùa Thiên Trù thuộc quần thể này, Chu Mạnh Trinh đã hết lời khen ngợi, thưởng thức mà viết nên bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca hay còn gọi là Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
Mở bài mẫu 5
Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862, mất năm 1905. Tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, quê làng Phú Thị, huyện Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang) tỉnh Hưng Yên. Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp. Chính cái lòng yêu cảnh đẹp kết hợp với tài hoa của tâm hồn thi sĩ đã kết tinh thành những áng thiên cổ kỳ bút mãi còn tỏa sắc hương nơi hậu thế. Một trong số đó là áng thơ “ Hương Sơn phong cảnh ca ”.
Mở bài mẫu 6
Cảnh sắc luôn là thứ khiến cho tâm hồn con người ta xao động, ngay cả người bình thường, đứng trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cũng phải mềm lòng. Cho nên, đứng trước một cảnh tượng như thế những thi sĩ không thể không kiềm lòng mình lại. Sự nhạy cảm của một tâm hồn tràn ngập thơ ca, cũng khiến cho không ít thi gia bối rối và phải đặt ngay ngòi bút xuống, để cho cảnh sắc đó ngấm vào cơ thể rồi mới lay ngòi bút xuống trang giấy. Cũng bởi chới với trước vẻ đẹp của thiên nhiên Hương Sơn, mà tác giả Chu Mạnh Trinh quả thật không sai khi đã dùng những mỹ từ để ca ngợi vẻ đẹp nơi đây qua bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn.