KHTN Lớp 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 148
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 148, 149, 150.
Giải KHTN 7 Bài 36 giúp các em hiểu rõ hơn về quá trình sinh trưởng, phát triển ở sinh vật, ngày càng học thật tốt Chương IX: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.
Giải KHTN Lớp 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Mở đầu
Mỗi sinh vật từ khi hình thành, sinh ra và lớn lên đều trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy quá trình sinh trưởng và phát triển là gì? Các quá trình này diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.
I. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1. Sinh trưởng, phát triển là gì?
Đọc thông tin trên và quan sát Hình 36.1, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.
2. Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển.
Trả lời:
1. Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
2. Các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch:
- Ở cây cam: có sự dài ra về chiều dài và to ra về kích thước.
- Ở con ếch: có sự tăng lên về kích thước, khối lượng.
- Những biến đổi diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển là:
- Ở cây cam: từ hạt mọc thành cây, sự ra hoa, kết quả.
- Ở con ếch: trứng nở thành nòng nọc, nòng nọc thành ếch.
2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Quan sát Hình 36.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch.
2. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch:
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: Sự nảy mầm của hạt → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả.
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với pháy triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
II. Mô phân sinh và chức năng của mô phân sinh
Câu 1: Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin mục II để hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 36.1.
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | ? | ? |
Mô phân sinh bên | ? | ? |
Trả lời:
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Câu 2: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên?
Trả lời:
Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên hoạt động liên tục.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Sơ đồ tư duy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
50.000+ 13 -
KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
5.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật
5.000+ -
Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7
100.000+ 4 -
KHTN Lớp 7 Bài 2: Nguyên tử
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
10.000+