KHTN Lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức trang 19
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19, 20, 21, 22.
Qua đó, các em dễ dàng nêu được khái niệm về nguyên tố hóa học, viết được kí hiệu hóa học và đọc tên của 20 nguyên tố đầu tiên. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 3 Chương I: Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học
Phần Mở đầu
Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen,… là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?
Trả lời:
- Nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.
- Ví dụ:
- Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân.
- Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân.
I. Nguyên tố hóa học
Hoạt động: Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton
Chuẩn bị: 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21).
Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?
2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Trả lời:
- Các nguyên tử có cùng số proton sẽ thuộc cùng 1 nguyên tố
1. Em có thể sắp xếp như sau:
A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2) | G (6, 6); L (6, 8) | M (7, 7) |
Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10) | X (20, 20) | Y (19, 20); Z (19, 21) |
2. A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2) đều có 1 proton => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
G (6, 6); L (6, 8) đều có 6 proton => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10) đều có 8 electron => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
Y (19, 20); Z (19, 21) đều có 19 electron => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
Câu 1: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydorgen.
Trả lời:
Nguyên tố Hydrogen có 1 proton trong hạt nhân.
Các nguyên tử có số neutron khác nhau: 0 neutron, 1 hoặc 2 neutron nhưng trong hạt nhân đều cùng có 1 proton => Đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học.
=> Các nguyên tử này đều thuộc về 1 nguyên tố hóa học là Hydrogen.
Câu 2: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?
Trả lời:
Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử.
Số hiệu nguyên tử oxygen là 8.
=> Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8.
II. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học
1. Tên gọi của nguyên tố hóa học
Câu hỏi: Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.
Trả lời:
Tên gọi copper của đồng có xuất xứ tiếng Latin cyprium, theo tên hòn đảo Cyprus, đó là hải cảng xuất khẩu đồng quan trọng vào thời xa xưa. Tên gọi sau đó được rút gọn thành cuprum, đó là gốc gác của kí hiệu nguyên tố Cu của đồng.
Tên nhôm có nguồn gốc từ tên cổ của phèn (là kali nhôm sunfat), có tên tiếng anh là aluminum, kí hiệu Al
Iron (sắt) là một từ Anglo-Saxon. Kí hiệu hóa học cho sắt - Fe, có xuất xứ Latin từ ferrum, nghĩa là kim loại.
Hoạt động: Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta
Chuẩn bị: các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập, …).
Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu:
1. Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.
2. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.
Trả lời:
1. Một số mẫu đồ vật và các nguyên tố hóa học có trong mẫu:
2. Đồng (kí hiệu Cu): được ứng dụng làm dây dẫn điện, đúc tượng, thiết bị điện tử, …
Sắt (kí hiệu Fe): được ứng dụng rộng rãi làm sắt, thép xây dựng; khung xe, vỏ xe; đồ dùng sinh hoạt, …
Carbon (kí hiệu C): tùy thuộc vào từng loại thù hình mà carbon có những ứng dụng khác nhau như làm đồ trang sức, điện cực, nhiên liệu đốt, ruột bút chì, …
2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học
Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:
1. Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?
2. Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí.
Trả lời:
1. Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 1 chữ cái: hydrogen, boron, carbon, nitrogen, oxygen, fluorine, phosphorus, sulfur, potassium.
Nguyên tố có kí hiệu gồm 2 chữ cái: helium, lithium, beryllium, neon, sodium, magnesium, aluminium, silicon, chlorine, argon, calcium.
Kí hiệu nguyên tố không liên quan tới tên IUPAC: sodium (Na), potassium (K).
2. Một số nguyên tố có trong thành phần không khí: nitrogen (N), oxygen (O), argon (Ar).