KHTN Lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 131
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật giúp các em học sinh lớp 7 có thêm vốn kiến thức, dễ dàng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 131, 132, 133, 134, 135.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 31 Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Mở đầu
Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?
Trả lời:
Bánh mì được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa. Quá trình biến đổi sau khi ăn:
- Các chất dinh dưỡng có trong bánh mì (carbohydrate) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất cặn bã còn lại trong bánh mì sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.
I. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống ở động vật
Quan sát hình 31.1 hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người
Trả lời:
Quá trình: tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – Chuyển hóa dinh dưỡng – Đào thải. Cụ thể:
- Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
- Các chất cặn bã còn lại ra ngoài dưới dạng phân ở qua hậu môn
II. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật
Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách?
Trả lời:
Các cách bổ sung nước cho cơ thể:
- Uống nước.
- Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước,…
- Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ.
Câu 2: Quan sát hình 31.4 cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?
Trả lời:
Nước được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.
Câu 3: Theo khuyến nghị năm 2012 của viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 ml nước/ 1 kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào kiến nghị này hãy tính lượng nước cần uống của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
Trả lời:
Theo khuyến nghị năm 2012 của viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 ml nước/ 1 kg thể trọng mỗi ngày.
Cơ thể em nặng khoảng 45 kg thì mỗi ngày em cần uống: 40 x 42 = 1680 ml
III. Sự vận chuyển các chất ở động vật
Đọc thông tin mục III kết hợp quan sát hình 31.5 mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người
Trả lời:
Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
IV. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn
Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.
Trả lời:
Ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì trong mỗi loại thức ăn có những chất dinh dưỡng khác nhau, do đó phối hợp thức ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người.
Câu 2: Xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng
Trả lời:
Thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng:
- Bữa sáng: Trứng ốp la, xúc xích chiên, bánh mì nướng, 1 cốc sữa tươi
- Bữa trưa: Cơm, thịt kho tàu, dưa chua, canh bí đao nấu tôm khô, dưa hấu tráng miệng.
- Bữa tối: Cơm, cá chép chiên giòn, canh cải xoong nấu nấm, măng xào, đu đủ chín tráng miệng.
Câu 3: Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1.
Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống | Tác dụng |
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau bữa ăn | Giúp bảo vệ răng miệng, tránh sâu răng |
Ăn chín, uống sôi | ? |
Rửa tay trước khi ăn | ? |
Tạo không khí thoải mái khi ăn | ? |
Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng | ? |
Trả lời:
Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống | Tác dụng |
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau bữa ăn | Giúp bảo vệ răng miệng, tránh sâu răng |
Ăn chín, uống sôi | Loại bỏ các vi khuẩn gây hại trên thức ăn → tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa |
Rửa tay trước khi ăn | Tránh nhiễm giun sán và vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa |
Tạo không khí thoải mái khi ăn | Nâng cao hiệu suất tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn |
Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng | Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể |