Bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Các dạng bài tập Hóa học 7 (Có đáp án)
Bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh cùng tham khảo.
Bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo. Các dạng bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức được biện soạn tình bày dưới dạng File Word theo từng bài học với nhiều mức độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao có đáp án giải chi tiết. Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, thuận tiện so sánh đối chiếu đáp án với bài làm của mình. Vậy sau đây là nội dung bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài tập Sinh học 7 Kết nối tri thức.
Các dạng bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức (Full + Có đáp án)
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 2 (NB): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.
C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 3 (NB): Cho các bước sau:
(1) Hình thành giả thuyết
(2) Quan sát và đặt câu hỏi
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
Câu 4 (NB): Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 5 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;
B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo;
D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 6 (TH): Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:
A. (1) (2) (3) (4).
B. (1) (3) (2) (4).
C. (3) (2) (4) (1).
D. (2) (1) (4) (3).
Câu 7 (TH): Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.
Cột A | Nối | Cột B |
1. Nước mưa | 1- | a. do ánh sáng từ Mặt Trời |
2. Một sổ loài thực vật | 2- | b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật |
3. Trời nắng | 3- | c. có khi trời mưa |
4. Phân bón | 4- | d. rụng lá vào mùa đông |
........
Tải file về để xem thêm Bài tập Hóa học 7 Kết nối tri thức
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
