Giáo án Đạo đức 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 3

Giáo án Đạo đức 3 sách Kết nối tri thức bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 3 KNTT theo chương trình mới.

KHBD Đạo đức 3 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Đạo đức 3 Kết nối tri thức. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Mĩ thuật, Công nghệ. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Đạo đức 3 Kết nối tri thức:

Giáo án Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TUẦN 1

ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

  • Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
  • Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
  • Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
  • Hình thành và phát triển lòng yêu nước.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi về lá cờ Việt Nam có trong bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe bài hát.

+ HS trả lời theo hiểu biết của bản thân

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. (Làm việc cá nhân)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK.

+ Quốc hiệu của nước ta là gì?

+ Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam.

+ Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.

+ Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?

- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

- 1 HS đọc đoạn hội thoại.

+ Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

+ Quốc ca Việt Nam là bài hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

+ Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.

+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. (Hoạt động nhóm)

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?

+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?

+ Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào?

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm.

- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:

+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón.

+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc.

+ Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.

- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca.

+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.

+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành làm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.

+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ.

+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.

+ Các nhóm nhận xét bình chọn

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 2

ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

  • Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám phá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca.
  • Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và hát Quốc ca.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi nhận xét các tình huống chào cờ và hát Quốc ca.
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, đưa ra ý kiến đúng để giải quyết vấn đề trong các tình huống.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Củng cố kiến thức đã học về cách chào cờ và hát Quốc ca.

- Cách tiến hành:

- GV mở video làm lễ chào cờ để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi về phong cách các bạn làm lễ chào cờ, hát quốc ca trong video.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe bài hát.

+ HS trả lời theo hiểu biết của bản thân

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám phá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca

- Cách tiến hành:

Bài tập 1: Nhận xét hành vi. (Làm việc nhóm đôi)

- GV yêu cầu 1HS quan sát tranh và thảo luận: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào trong bức tranh sau? Vì sao?

Đạo đức 3

+ GV mời các nhóm nhận xét?

- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

Bài tập 2. Em sẽ khuyên bạn điều gì? (làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu 1HS quan sát các tình huống trong tranh và thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

Đạo đức 3

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận.

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh và đưa ra chính kiến của mình:

+ Hành vi đúng: 4 bạn đứng đầu hàng; nghiêm trang khi chào cờ.

+ Hành vi chưa đúng: 2 bạn nữ đứng sau nói chuyện trong lúc chào cờ; 1 bạn nam đội mũ , quần áo xộc xệch; bạn nam bên cạnh khoác vai bạn, không nhìn cờ mà nhìn bạn.

+ Các nhóm nhận xét.

- HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và đưa ra lời khuyên:

+ Tranh 1: Bạn ơi nên ra chào cờ cùng với các bạn trong lớp. Bạn nên cố gắng tập hát để khi chào cờ hát thật hay nhé.

+ Trang 2: Bạn nên bỏ mũ xuống và không nên tranh giành khi chào cờ.

+ Các nhóm nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca.

+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi vẽ lá cờ Tổ Quốc đúng và đẹp.

+ GV yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy, bút màu để vẽ lá cờ Tổ Quốc.

+ Mời học sinh nhận xét và bình chọn người vẽ đẹp.

- Nhận xét, tuyên dương

+ HS vận dụng bằng cách thi vẽ lá cờ Tổ quốc.

+ HS nhận xét bài của bạn và bình chọn những người vẽ đúng và đẹp.

- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 3

ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 02: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

  • Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
  • Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
  • Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
  • Tự hào được là người Việt Nam.
  • Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
  • Hình thành và phát triển lòng yêu nước.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát: “Việt Nam ơi” (sáng tác Bùi Quang Minh) để khởi động bài học.

? Bài hát thể hiện sự tự hào về điều gì?

? Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát đó?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe bài hát.

+ Thể hiện sự tự hào về dân tộc Việt Nam.

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

+ Biết bày tỏ niềm yêu mến, tự hào trước những vẻ đẹp đó.

- Cách tiến hành:

a. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

- GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu.

Đạo đức 3

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (2’) và trả lời phiếu học tập

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ

? Những hình ảnh trên có nội dung gì?

? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó

- HS nhóm khác nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét và kết luận

=> Kết luận: Những hình ảnh trên thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống văn hóa của Việt Nam. Những vẻ đẹp đó khiến chúng ta thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi:

- GV gọi đại diện bàn lên chia sẻ

? Ngoài các hình ảnh trên em hãy chia sẻ thêm cho cả lớp biết những vẻ đẹp đó?

- GV nhận xét và tuyên dương

b. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

- GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu.

Đạo đức 3

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (2’) và trả lời phiếu học tập

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ

? Những hình ảnh trên thể hiện những vẻ đẹp gì của con người Việt Nam?

? Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp đó?

? Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam?

- HS nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, kết luận

=> Kết luận: Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam: tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm (tranh 1); truyền thống lao động, cần cù, sáng tạo (tranh 2); lòng nhân ái (tranh 3); truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo (tranh 4). Chúng ta luôn yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam.

- 1 HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm 4

- HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm

+ Những hình ảnh trên nói về các vẻ đẹp của đất nước việt Nam.

+ Em rất yêu mến và tự hào về những hình ảnh đó.

- Chùa Một Cột ( Hà Nội), Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội),...

- 1 HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm 4

- HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm

+ Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam vốn có sẵn.

+ Em thấy tự hào về những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam.

+ Những tấm lòng hảo tâm của những mạnh thường quân cứu trợ cho đại dịch COVID,....

Hoạt động 2: Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước (Hoạt động nhóm)

- Mục tiêu:

+ Học sinh nêu được sự phát triển của đất nước Việt Nam trên một số lĩnh vực.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Đạo đức 3

+ Nêu cảm nhận của em về sự phát triển đất nước Việt Nam qua những bức tranh?

+ Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết?

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận

=> Kết luận: Từ khi đổi mới đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ: điện thắp sáng thay đèn dầu, ….Đời sống vật chất của người dân ngày càng no đủ, đời sống tinh thần ngày càng phong phú …...

- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:

- Đất nước thay đổi theo từng ngày, đèn dầu đc thay thế bằng đèn điện, nhà tranh được thay thế bằng nhà cao tầng, các bến đò được thay thế bằng các cây cầu.

- Các bác nông dân gặt lúa bằng máy móc, có các con đường cao tốc,….

- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.

- HS lắng nghe

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc (Hoạt động nhóm)

- Mục tiêu:

+ Học sinh nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

+ Tự hào được là người Việt Nam.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Đạo đức 3

? Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?

? Hãy kể thêm các việc cần làm để thể

hiện tình yêu đối với Tổ quốc?

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận

=> Kết luận: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:

+ Tranh 1, 2, 3: Thể hiện việc yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.

+ Tranh 4, 5,6, 7, 8: là thể hiện sự trân

trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

+ Kính trọng những người có công với đất nước, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc

+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

- Cách tiến hành:

- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.

+ Chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu tình yêu Tổ quốc theo bảng sau.

- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò: về nhà tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước. Chuẩn bị cho tiết 2 của bài.

- HS lắng nghe.

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.

STT

Việc em đã làm

Việc em sẽ làm

1

- Bảo vệ môi trường

- Học thật giỏi để sau này cống hiến cho đất nước

- HS nhận xét câu trả lời của bạn

- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

TUẦN 4
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.

- Hình thành và phát triển lòng yêu nước.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Đạo đức 3 sách Kết nối tri thức (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm