Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
Nội dung bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 7. Các bạn học sinh tham khảo để có thể hiểu hơn về tác phẩm này.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 1
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 2
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 3
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 4
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 5
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 6
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 1
Ông đồ của Vũ Đình Liên là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích. “Ông đồ” thường để chỉ những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Công việc của ông giống như một bộ môn nghệ thuật, khiến cho tác giả phải so sánh rằng “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi. Thời gian trôi qua, xã hội có nhiều thay đổi,, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay, không ai quan tâm đến. Dường như ông đồ đã bị rơi vào lãng quên, để rồi những sự vật quen thuộc với ông cũng vậy. Biện pháp tu từ so sánh “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Câu hỏi tu từ ở cuối bài vang lên “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên đã gửi gắm cho bạn đọc những suy tư, trăn trở về việc giữ gìn những giá trị truyền thống đang dần bị mai một.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 2
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 3
Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Vũ Đình Liên. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thực sự yêu thích và ấn tượng. Theo như tìm hiểu, ông đồ vốn là những người có học thức, tài năng và được trọng vọng. Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong xã hội xưa, thường vào dịp Tết cổ truyền. Ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Những hình ảnh nhân hóa như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Và câu hỏi tu từ vang lên như một lời than trách cho số phận của ông đồ: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”. Bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về ông đồ, về một quá khứ đẹp đẽ của dân tộc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 4
Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên mang đậm phong cách sáng tác của ông, gửi gắm nhiều ý nghĩa. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa. Họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng. Đó là một thời vàng son, khi ông đồ được hết mực trân trọng. Để rồi biết bao nhiêu người phải tấm tắc khen ngợi tài năng. Cách so sánh “như phượng múa rồng bay” thật độc đáo, cho thấy tài năng đặc biệt của ông đồ. Quá khứ là vậy, nhưng hiện tại lại thật buồn bã, ảm đạm. Cụm từ “mỗi năm, mỗi vắng” ý chỉ theo thời gian con người dần lãng quên. Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?” bộc lộ tâm trạng buồn bã, nuối tiếc trước sự thay đổi này. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Dường như chính cảnh vật cũng nhuốm màu buồn bã, thê lương. Câu hỏi tu từ giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Ông đồ đem đến đến cho tôi nhiều cảm xúc. Đây là một trong những bài thơ yêu thích của tôi.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 5
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ - Mẫu 6
Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- sy phamThích · Phản hồi · 0 · 20/10/23
- Ngọc NguyễnThích · Phản hồi · 0 · 07/11/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà (2 Dàn ý + 16 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập
-
200 cách cứu ổ cứng - Tài liệu hướng dẫn sửa chữa máy tính
-
Tập làm văn lớp 2,3: Tả bạn thân của em (80 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
-
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về câu Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ ngả về sau bạn
-
20 bài Toán đếm hình lớp 2 - Bài tập Toán lớp 2
-
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện Giết con sư tử ở Nê-mê
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai cô kĩ sư kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
-
Mẫu điếu văn tang lễ (8 mẫu) - Điếu văn Cụ bà, Cụ ông, người trẻ tuổi
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
50.000+ 1 -
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng của Ta-go (11 mẫu)
100.000+ 9 -
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
100.000+ 2 -
Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế
100+ -
Cảm nhận đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng
10.000+ 3 -
Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (5 mẫu)
10.000+ -
Phân tích nhân vật Võ Tòng trong bài Người đàn ông cô độc giữa rừng
100.000+ -
Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Sơ đồ tư duy)
100.000+ 1 -
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi
1.000+ -
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học
5.000+