Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế 2 đoạn văn mẫu lớp 7
Văn bản Ca Huế được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 7, thuộc sách Cánh diều. Bởi vậy, tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, sẽ được Eballsviet.com giới thiệu đến bạn đọc.
Mong rằng với 2 đoạn văn mẫu lớp 7, sẽ cung cấp thêm ý tưởng cho bài viết của học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.
Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế
Cảm nghĩ sau khi học văn bản Ca Huế - Mẫu 1
Văn bản “Ca Huế” đã giúp người đọc hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Tác giả đã giới thiệu một cách đầy đủ từ nguồn gốc, môi trường diễn xướng, phong cách biểu diễn đến giá trị của ca Huế. Về nguồn gốc, ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học. Tiếp đến là môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ tám đến mười người, trong đó số lượng nhạc công từ năm đến sáu người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn bốn hoặc năm nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách gồm biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Cuối cùng, tác giả khẳng định ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khi tôi đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.
Câu văn: Khi tôi/đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.
Cảm nghĩ sau khi học văn bản Ca Huế - Mẫu 2
Văn bản “Ca Huế” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Mở đầu bài viết nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu. Theo thời gian, lối hát thính phòng này đã được dân gian hóa để phù hợp với nhiều tầng lớp công chúng hơn. Tiếp đến, tác giả nói về môi trường diễn xướng của ca Huế cùng với đầy đủ thông tin về số lượng nhạc công, nhạc cụ được sử dụng. Không chỉ vậy, chúng ta còn nắm rõ hai phong cách biểu diễn truyền thống và cho du khách với sự khác biệt. Có thể nói rằng, ca Huế chính là một di sản văn hóa quý giá của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Câu văn: Mở đầu bài viết/ nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu.