Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nghĩ về người bà trong Tiếng gà trưa (14 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6
Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nghĩ về người bà trong Tiếng gà trưa.
Nội dung chi tiết của tài liệu bao gồm 14 bài văn mẫu lớp 7, giúp các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu hữu ích khi tìm hiểu về tác phẩm này. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Đoạn văn cảm nghĩ về người bà trong Tiếng gà trưa
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 1
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 2
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 1
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 4
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 5
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 6
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 7
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 8
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 9
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 10
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 11
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 12
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 13
- Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 14
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 1
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, tôi rất yêu mến nhân vật người bà. Trên đường hành quân, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Người bà được khắc họa qua dòng hồi tưởng của cháu nhưng vô cùng chân thực, sinh động. Ở bà hiện lên vẻ đẹp của sự tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Hình ảnh bà vô cùng giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Và người cháu càng thêm yêu mến, kính trọng bà. Khi đọc bài thơ, tôi vô cùng xúc động về hình ảnh người bà.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 2
Bài thơ “Tiếng gà trưa” gợi cho tôi nhiều ấn tượng, trong đó đặc biệt là hình ảnh người bà. Tác giả đã khắc người bà hiện lên qua dòng hồi tưởng của người cháu - một chiến sĩ bộ đội đang trên đường hành quân. Khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà, người cháu nhớ về bà, những kỉ niệm sống cùng bà. Những ngày tháng tuy khó khăn, nhưng lại hạnh phúc biết bao. Bởi trong kí ức của cháu, người bà hiện lên thật giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Kỉ niệm về bà được khắc họa thật đẹp đẽ, chân thực. người cháu nhớ lời mắng yêu của bà khi cháu xem trộm gà đẻ. Hay đôi bàn tay của bà đầy nhăn nheo nhưng ấm áp. Bà đã vất vả chăm cho đàn gà, để cuối năm bán lấy tiền mua quần áo cho cháu. Bà còn hiện lên với hình ảnh “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc” đã rất quen thuộc trong ấn tượng của mỗi người về người bà. Nhờ có bài thơ, tôi thêm yêu quý và trân trọng người bà của mình hơn.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 1
Qua bài thơ “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh người bà. Người cháu trong bài thơ đang trên đường hành quân, dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ. Bỗng tiếng gà vang lên, gợi nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ, trong đó có hình ảnh của bà. Kỉ niệm về một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời mắng xuất phát từ tấm lòng yêu thương, quan tâm của bà. Tiếng gà còn gợi nhắc về cả nỗi nhọc nhằn, vất vả của bà. Người bà hiện ra với phẩm chất tiêu biểu của của người phụ nữ Việt Nam. Bà chăm sóc cho đàn gà cẩn thận, mong trời đừng làm sương muối để đàn gà lớn, cuối năm bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu. Thấu hiểu được điều đó, người cháu thêm yêu thương bà nhiều hơn, quyết tâm chiến đấu để đem đến cuộc sống bình yên cho bà. Sau khi đọc xong bài thơ “Tiếng gà trưa”, chắc hẳn mỗi người sẽ thêm thấu hiểu, yêu thương những người bà của mình nhiều hơn.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 4
Qua bài “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của người bà. Âm thanh của tiếng gà đã gợi nhắc người cháu nhớ lại kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà. Những ngày tháng tuy khó khăn, nhưng lại hạnh phúc biết bao. Trong kí ức của cháu, người bà hiện lên thật giản dị, mà giàu tình yêu thương. Lời mắng yêu của bà khi cháu xem trộm gà đẻ. Đôi tay của bà vất vả chăm cho đàn gà, để cuối năm bán lấy tiền mua quần áo cho cháu. Hình ảnh bà hiện lên thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc” giống như biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa. Họ là những con người vĩ đại, và thật đáng ngưỡng mộ biết bao. Hình ảnh người bà hiện lên qua trang thơ của Xuân Quỳnh thật bình dị mà đẹp đẽ.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 5
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm. Bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc và nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Đó là tiếng bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà. Những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hy sinh cao cả từ người bà thân yêu. Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 6
Có lẽ đi cùng với tuổi thơ của nhiều người. Từ trước đến nay, tiếng “bà” vẫn luôn là một tiếng nói hết sức bình dị và thân thương. Nó chan chứa nhiều loại cảm xúc, trìu mến, dịu dàng mà thấm đẫm trong tim của mỗi người đọc, mỗi người nghe. Bà vốn dĩ là một người rất đặc biệt - người mang những giấc mơ của cháu qua tiếng quạt gió mát. Bà mang theo ước mơ, theo hi vọng cho cháu qua từng câu chuyện cổ tích đầy mơ mộng nhưng cũng chất chứa bao nhiêu điều nhân văn. Bằng thể thơ tự do năm chữ, tác giả cho em đi qua từng kỉ niệm đẹp về tình bà cháu của anh chiến sĩ và người bà của mình. Cho em thấy được lòng yêu nước nồng nàn của anh chiến sĩ. Dòng cảm xúc trong em lại càng ùa về khi từng câu chữ của bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương tuy giản dị nhưng lại vô cùng to lớn của bà của người bà. Những lần bị bà la mắng “yêu” một cách chân thật, tuy mắng nhưng có thể thấy được rõ ràng hơn tình yêu của bà dành cho người cháu của mình. Qua từng nét miêu tả của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm khâm phục những người chiến sĩ đã chiến đầu vì cách mạng và hơn nữa là những thanh âm kỉ niệm gợi lên trong em hình ảnh về tình bà cháu đẹp đẽ đến nao lòng.quả thật là một bài thơ giàu cảm xúc và dạt dào những tình cảm đáng quý.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 7
Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: “cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu”. Tình cảm của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình y ê u gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: “Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình”.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 8
Khi học xong bài “Tiếng gà trưa”, em cảm thấy người bà là một người rất cần mẫn, và hiền lành. Hình ảnh của người bà khắc sâu vào trong tâm trí của người cháu cũng như là em về một hình tượng khó quên. Mà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được. Tiếng gọi bà là một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương, chan chứa bao niềm bao dung và, dịu dàng mà bà dành cho đứa cháu trong bài thơ. Hình ảnh người bà thân quen đã gắn sâu vào trong tiềm thức của đứa cháu, một hình ảnh về người bà hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà tuy rằng có lúc mắng chửi, tưởng như là đang ghét, đang giận nhưng vẫn thật ra vẫn cứ hiền hiền như vậy, vẫn luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm... Và qua đó em lại cảm thấy như mình có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, người bà trong bài thơ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu được biểu đạt một cách giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 9
Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói ghém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp. Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều hạnh phúc, ấm no nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 10
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh đã khắc họa hình ảnh người bà hiện lên chân thực. Người bà hiện lên qua dòng hồi tưởng với những kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời mắng của bà đã khiến cho đứa cháu tin là thật để rồi về lấy gương soi vì sợ bị lang mặt. Nhưng không dừng lại ở đó, tiếng gà còn gợi cả về những nỗi nhọc nhằn của người bà - đã bao năm vất vả nuôi lớn cháu. Bà dùng đôi bàn tay đã lao động cả một cuộc đời để nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp. Bởi đó chính là nguồn sống để bà bán đi, cuối năm có tiền mua quần áo mới cho cháu. Người bà hiện ra với phẩm chất tiêu biểu của của người phụ nữ Việt Nam - đức hy sinh. Bà luôn vì con, vì cháu mà chẳng một phút nghĩ đến bản thân. Và tuổi thơ sống bên cạnh bà, dù khó khăn nhưng người cháu lại cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc. Bài thơ đã gợi lên cho người đọc tình cảm bà cháu thật xúc động.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 11
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, âm thanh này đã gợi nhắc nhân vật trong bài về những kỉ ức về tuổi thơ. Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi. Khi nghe thấy tiếng gà, người cháu nhớ đến những kỉ niệm về tuổi thơ sống bên cạnh bà. Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Đặc biệt là hình ảnh người bà - một người hiền hậu, tần tảo. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Người bà luôn dành cho con, cho cháu sự yêu thương. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được. Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những kỉ niệm về bà.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 12
Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của người bà. Từ “tiếng gà trưa” - một âm thanh quen thuộc, người cháu nhớ lại kỉ niệm về một lần tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời mắng của bà đã khiến cho đứa cháu tin là thật để rồi về lấy gương soi vì sợ bị lang mặt. Sự ngây ngô của đứa cháu, cùng với lòng yêu thương của bà khiến người đọc cảm thấy xúc động biết bao. Tiếng gà gợi cả về những nỗi nhọc nhằn của người bà - đã bao năm vất vả nuôi lớn cháu. Đôi bàn tay đã lao động cả một cuộc đời để lo cho con, cho cháu. Người bà hiện ra với phẩm chất tiêu biểu của của người phụ nữ Việt Nam. Bà luôn vì con, vì cháu mà chẳng một phút nghĩ đến bản thân. Cháu cảm thấy yêu thương bà nhiều hơn. Vẻ đẹp của người bà trong bài thơ khiến mỗi người thêm thấu hiểu, yêu thương những người bà của mình.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 13
Với “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh đã giúp mỗi người cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của người bà. Qua dòng hồi tưởng của người chiến sĩ, người bà hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, giàu đức hy sinh. Bà hiện lên trong kỉ niệm về một lần cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời mắng của bà đã khiến cho đứa cháu tin là thật để rồi về lấy gương soi vì sợ bị lang mặt. Một kỉ niệm đầy ngây ngô, nhưng đã cho thấy tình yêu thương của bà. Nhưng không dừng lại ở đó, tiếng gà còn gợi cả về những nỗi nhọc nhằn của người bà - đã bao năm vất vả nuôi lớn cháu. Một tay bà chăm sóc cho đàn gà lớn, cuối năm bán để có tiền mua quần áo mới cho cháu. Mọi thứ về bà hiện lên thật giản dị cái quần chéo go ống rộng dài quết đất, cái áo cánh trúc bâu đi qua nghe sột soạt. Và tuổi thơ sống bên cạnh bà, dù khó khăn nhưng người cháu lại cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc.
Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa - Mẫu 14
Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.