Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 82 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 2
Để giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Củng cố, mở rộng trang 82, hướng dẫn chuẩn bị bài chi tiết.
Các bạn học sinh lớp 8 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 82
Câu 1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Văn bản | Luận đề | Luận điểm |
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam | Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. | Thu ẩm: bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa thu ở nhiều thời điểm, sự khái quát về cảnh thu. Thu vịnh: bài thơ cái đẹp, cái thần của mùa thu hơn cả, vẻ thanh - trong - nhẹ - cao. Thu điếu: bài thơ điển hình cho vẻ đẹp làng quê Bắc Bộ. |
Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa | Bàn về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn. | Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc. Người đọc được quyền tự do nhưng không tùy tiện trong tiếp nhận. Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giá trị của việc đọc văn. |
Câu 2. Từ hai văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam và Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, hãy rút ra đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học.
Đặc điểm cơ bản: Sử dụng hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục.
Câu 3. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học.
- Tương đồng:
- Là văn nghị luận, viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.
- Có các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, được trình bày và sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Khác biệt:
- Nghị luận xã hội: đề tài về hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí; ý kiến, lí lẽ và bằng chứng lấy từ thực tế cuộc sống.
- Nghị luận văn học: đề tài về văn học, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng lấy từ các tác phẩm văn học.
Câu 4. Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.