Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 16 Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 KNTT, CTST, CD (Có ma trận, đáp án)

TOP 16 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 năm 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 2 năm 2024 - 2025 dễ dàng hơn.

Với 16 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, còn giúp các em học sinh lớp 5 luyện giải đề thật thành thạo, rồi so sánh đáp án vô cùng thuận tiện để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

PHÒNG GD&ĐT TP……
TRƯỜNG TH………..

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2024-2025
Môn Tiếng Việt lớp 5
(Thời gian làm bài: 80 phút )

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp nghe - nói: (2 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (8 điểm)

* Đọc thầm bài văn (hoặc bài thơ) sau:

GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

Sáng nay, gió mùa đông bắc thổi về, trời bỗng lạnh. Những cơn gió làm cho lá khô bay lả tả trên mặt đất, người đi đường vội vã hơn, ai cũng khoác thêm áo ấm.

Hai chị em Sơn mặc áo mới, sung sướng chạy ra đầu ngõ chơi. Cái áo bông xanh của Sơn còn mới nguyên, cái khăn quàng đỏ làm cho mặt cậu bé hồng hào. Thấy Sơn mặc đẹp, lũ trẻ trong xóm xúm lại ngắm nghía.

Chợt Sơn thấy Hiên – cô bé hàng xóm – đang run rẩy trong manh áo cũ mỏng manh. Sơn chợt nhớ lại năm ngoái, khi nhà Hiên còn khá giả, mẹ cô bé cũng mua áo ấm cho cô. Nhưng năm nay, nhà Hiên nghèo quá, bố mất sớm, mẹ phải vất vả kiếm sống.

Sơn chạy về nhà, tìm cái áo bông cũ của mình rồi mang ra đưa cho Hiên:

- Cậu mặc đi, kẻo lạnh lắm!

Hiên rụt rè nhận áo, đôi mắt ánh lên niềm vui. Cô bé mỉm cười, lí nhí nói cảm ơn.

Lúc đó, Sơn cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường, dù gió mùa đông bắc vẫn thổi từng cơn lạnh buốt.

– Thạch Lam –

* Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Vì sao sáng nay mọi người đều mặc thêm áo ấm?

A. Vì gió mùa đông bắc về, trời trở lạnh
B. Vì trời có nắng nhẹ
C. Vì sắp đến Tết nên ai cũng mặc đồ đẹp
D. Vì Sơn rủ mọi người mặc áo giống nhau

Câu 2. Sơn cảm thấy thế nào khi được mặc áo mới?

A. Buồn bã vì không thích áo mới
B. Sung sướng và chạy ra ngoài chơi
C. Không quan tâm đến áo mới
D. Chỉ thích khoe áo với bạn bè

Câu 3. Hiên cảm thấy thế nào khi nhận áo từ Sơn?

A. Vui mừng và xúc động
B. Buồn bã vì không muốn nhận áo
C. Tức giận vì nghĩ rằng Sơn thương hại mình
D. Không quan tâm đến chiếc áo

Câu 4. Hành động của Sơn khi tặng áo cho Hiên thể hiện điều gì?

A. Sơn muốn khoe áo mới với Hiên
B. Sơn nghe lời mẹ nên đem áo cho Hiên
C. Sơn muốn mẹ mua cho mình áo mới khác
D. Sơn thương bạn và muốn giúp đỡ bạn

Câu 5. Thông điệp chính của câu chuyện muốn nhắc đến là gì?

Câu 6. Nếu em là Sơn, em có sẵn sàng tặng áo cho bạn như Sơn không? Vì sao?

Câu 7. Dấu gạch ngang trong câu: “Chợt Sơn thấy Hiên – cô bé hàng xóm – đang run rẩy trong manh áo cũ mỏng manh.” Có tác dụng dùng để làm gì?

A. Dùng để nối các vế trong câu ghép.
B. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Dùng để liệt kê các sự vật trong câu.
D. Dùng để đánh dấu phần giải thích, chú thích.

Câu 8: Trong câu “Những chiếc lá vàng rơi như những cánh bướm nhỏ bay chập chờn trong gió.”, biện pháp tu từ nào được sử dụng?

A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Điệp từ
D. Nhân hóa

Câu 9. Hai câu “Sơn chợt nhớ lại năm ngoái, khi nhà Hiên còn khá giả, mẹ cô bé cũng mua áo ấm cho cô. Nhưng năm nay, nhà Hiên nghèo quá, bố mất sớm, mẹ phải vất vả kiếm sống.” Câu in đậm liên kết với câu đứng trước bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ …………thay thế cho từ…………………

B. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ………………………………………………...

C. Bằng từ ngữ có tác dụng nối. Đó là từ…………………………………………

D. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. Đó là từ …………............................ thay thế cho từ …………………................Từ được lặp lại là:....................................

Câu 10. Ghi Đ vào ô trống trước câu đơn, G vào ô trống trước câu ghép.

☐ Những cơn gió làm cho lá khô bay lả tả trên mặt đất, người đi đường vội vã hơn, ai cũng khoác thêm áo ấm.

☐ Hai chị em Sơn mặc áo mới, sung sướng chạy ra đầu ngõ chơi.

Câu 11: Xác định các thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

Hiên rụt rè nhận áo, đôi mắt ánh lên niềm vui.

Câu 12. Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn trong bài, có sử dụng cặp kết từ để nối các vế câu.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Đề 1: Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học qua.

1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

>> Xem trong file tải về

1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

-Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

3

 

1

1

1

06

Câu số

1,2,3

4

5

6

Số điểm

1,5

 

0,5

1

1,0

4

Kiến thức Tiếng Việt :

- Biết tìm được từ đồng nghĩa- Biết tìm đại từ, tìm được từ thay thế

- Xác định được tac dụng của dâu gạch ngang

- Xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu

- Xác định được câu đơn, câu ghép

 

Số câu

3

 

 

1

1

1

6

Câu số

7,8, 10

 

9

11

12

Số điểm

1,5

 

0,5

1,0

1,0

4

Tổng

Số câu

6

2

2

2

12

Số điểm

3

1

2

2

8,0

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

UBND THÀNH PHỐ ……
TRƯỜNG TIỂU HỌC…..

Kiểm tra cuối năm năm học: 2024 -2025
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Ngày kiểm tra: ........./......./2025
Thời gian: 40 phút

A. Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi.

NHÂN CÁCH QUÝ HƠN TIỀN BẠC

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Liệu có được không?

Viên quan tâu:

- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.

Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

Theo Quỳnh Cư

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?

A. Thanh bạch, đạm bạc.
B. Sung sướng, nhàn hạ.
C. Hạnh phúc, giàu có.
D. Nhàn hạ, hạnh phúc.

Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi làm quan nhưng nhà ông thường nghèo túng?

A. Vì lương làm quan của ông rất thấp.
B. Vì ông phải lo đám tang cho mẹ.
C. Vì ông làm quan rất thanh liêm.
D. Vì ông phải nuôi rất nhiêu người.

Câu 3. Vua Trần Minh Tông đã giúp đỡ Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào?

A. Mời ông đên nhận thêm tiền trong kho.
B. Cho người lén bỏ tiền vào nhà của ông.
C. Trích tiền trong kho đem đến biếu ông.
D. Cho người đem tiền của vua đến biếu.

Câu 4. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đem gói tiền vào triều, trình lên vua Trần Minh Tông?

A. Vì đó là tiền của một người đút lót ông.
B. Vì đó là tiền của ai đó để quên ở nhà ông.
C. Vì đó là tiền của ông góp vào công quỹ.
D. Vì đó là tiền của ai đó đã bỏ vào nhà ông.

Câu 5. Câu chuyện ca ngợi điều gì ở Mạc Đĩnh Chi?

Câu 6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “liêm khiết”?

A. thanh lịch
B. thanh nhàn
C. thanh liêm
D. thanh thoát

Câu 7. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?

A. Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.
B. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.
C. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.
D. Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.

Câu 8. Từ “nhà” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
B. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
C. Em mơ ước trở thành nhà văn nổi tiếng.
D. Nhà tôi có năm miệng ăn.

Câu 9. Tìm điệp ngữ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ ấy:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục … cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

(Xuân Quỳnh)

a) Điệp từ: .............................................................................................

b) Tác dụng: ..........................................................................................................

Câu 10. Dấu gạch ngang trong câu sau dùng để làm gì?

- (1) Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. – (2) Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.

a) Tác dụng của dấu gạch ngang (1): .....................................................................

b) Tác dụng của dấu gạch ngang (2): .....................................................................

B. Tập làm văn: (10 điểm)

Đề bài: Năm nay là năm cuối cấp, sắp phải rời xa ngôi trường thân yêu. Chính những giờ phút ra chơi sẽ là những hình ảnh gần gũi, thân quen nhất với tuổi học trò. Em hãy tả lại trường em vào giờ ra chơi.

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

>> Xem trong file tải về

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng chung

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Tổng

1. Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

 

 

 

 

1

4

1

5

Câu số

1,2,

3,4

 

 

 

 

5

 

 

 

Số điểm

2

1

2

1

3

2. Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

 

2

1

 

1

3

2

5

Câu số

6

 

7,8

9

 

10

 

 

Số điểm

1

2

1

1

3

2

5

Từ đồng nghĩa

Số câu

1

1

1

Câu số

6

Số điểm

1

1

1

Câu ghép

Số câu

1

1

1

Câu số

7

Số điểm

1

1

1

Từ đa nghĩa

Số câu

1

1

1

Câu số

8

Số điểm

1

1

1

Điệp từ, điệp ngữ

Số câu

1

1

1

Câu số

9

Số điểm

1

1

1

Dấu gạch ngang

Số câu

1

1

Câu số

10

Số điểm

1

1

Tổng (8đ)

Số câu

5

2

1

2

7

3

10

Số điểm

3

2

1

2

5

3

8

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • May Duong
    May Duong

    😁

    Thích Phản hồi 12/05/23
  • Luat Phan
    Luat Phan

    😄

    Thích Phản hồi 14/05/23
  • manhkha truong
    manhkha truong

    huhu tôi đang khóc

    😭

    Thích Phản hồi 22:30 07/05
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm