48 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 Bộ đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 5

48 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2025 giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn thi học kì 2 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình vô cùng thuận tiện.

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 gồm 10 đề sách Kết nối tri thức chưa có đáp án, 3 đề sách Chân trời sáng tạo có đáp án và ma trận và 35 đề sách cũ, giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập, củng cố kiến thức để ôn thi học kì 2 thật tốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Bộ đề ôn tập môn Toán lớp 5. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:

1. Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

1.1. Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

Trường: Tiểu học…….....
Lớp: 5 ...STT: ……….….
Họ và tên : ……………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Môn: Tiếng Việt

Năm học: 2024 - 2025

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm): Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn ngoài SGK, phù hợp với chủ đề đã học và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc do GV nêu (tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/1 phút).

II. Đọc thầm văn bản sau: Vinh danh nước Việt (trang 89, 90 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều)

Ngày 24/10/1995, một sự kiện “xưa nay hiếm” đã diễn ra tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến đây quan sát một hiện tượng hàng chục năm mới có: nhật thực toàn phần. Trong đoàn nghiên cứu của Pháp có nhà thiên văn học nổi tiếng Nguyễn Quang Riệu, giáo sư Đại học Xoóc-bon, giám đốc nghiên cứu của Đài Thiên văn Pa-ri.

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn. Ông được giải thích rằng đài thiên văn có những thiết bị để nhìn lên trời. Mặc dù lúc ấy chưa biết con người nhìn lên trời để làm gì nhưng hình ảnh Đài Thiên văn Phú Liên chắc hẳn là một trong những cơ duyên đã dẫn ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học.

Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Năm 1972, ông xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Từ năm 1976, ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học. Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần, Nguyễn Quang Riệu được cấp kinh phí mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đã đề nghị để lại thiết bị giúp các nhà thiên văn học Việt Nam quan sát bầu trời. Ông cũng là người đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn nhiều người làm tiến sĩ tại Pháp.

Với những đóng góp có ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc, năm 2004, ông đã được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.

Theo NGUYỄN XUÂN

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: (6 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật chính trong bài đọc là ai?

A. Nguyễn Quang Diệu.
B. Ngô Quang Diệu.
C. Nguyễn Quang Riệu.
D. Lê Quang Diệu.

Câu 2 (0,5 điểm). Ông Nguyễn Quang Riệu đã nhận được giải thưởng gì?

A. Cánh diều vàng.
B. Quả bóng vàng.
C. Vinh danh nước Việt.
D. Quả bóng bạc.

Câu 3 (0,5 điểm). Điều nào đúng khi nói về hiện tượng nhật thực toàn phần?

A. Là hiện tượng hàng chục năm mới có.
B. Là hiện tượng hàng trăm năm mới có.
C. Là hiện tượng một thế kỉ mới có một lần.
D. Là hiện tượng một thập kỉ mới có một lần.

Câu 4 (0,5 điểm). Những ai đã đến quan sát hiện tượng cực hiếm này?

A. Người dân Việt Nam.
B. Các nhà khoa học hãng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam.
C. Người dân tỉnh Bình Thuận.
D. Các nhà khoa học Việt Nam.

Câu 5 (0,5 điểm). Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần, ông Nguyễn Quang Riệu nhờ đâu mà mua được các thiết bị thiên văn phục vụ cho quá trình nghiên cứu?

A. Tự bỏ tiền ra mua.
B. Chính phủ Việt Nam hỗ trợ kinh phí.
C. Được cấp kinh phí.
D. Được chính phủ nước Pháp trao tặng.

Câu 6 (0,5 điểm). Giáo sư Nguyễn Quang Riệu đã có những đóng góp gì cho đất nước Việt Nam?

A. Ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học.
B. Ông đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam.
C. Ông hướng dẫn nhiều người Việt Nam làm tiến sĩ tại Pháp.
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 7 (0,5 điểm). Giải thưởng Vinh danh nước Việt mà đất nước trao cho ông thể hiện điều gì?

A. Tri ân những thành tích của ông.
B. Ghi nhận và tôn vinh những cống hiến to lớn của ông cho khoa học và Tổ quốc.
C. Là một món quà mà đất nước dành tặng ông nhân dịp ông nghiên cứu về bầu trời.
D. Là một món quà mà đất nước dành tặng ông nhân dịp ông nghiên cứu về thiên văn học.

Câu 8 (0,5 điểm). Em hãy nêu nội dung bài đọc “Vinh danh nước Việt”?

Câu 9 (0,5 điểm). Gạch chân dưới từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn.

Câu 10 (0,5 điểm). Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Từ năm 1976, ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học.

Câu 11 (0,5 điểm). Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Năm 1972, Nguyễn Quang Riệu xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ.
C. Dùng từ ngữ nối.
D. Lặp và thay thế từ ngữ

Câu 12 (0,5 điểm). Tìm trong bài đọc trên một câu ghép:

B. Kiểm tra viết: (10đ)

Đề bài: Viết bài văn tả một bạn học ở trường mà em yêu quý nhất.

1.2. Đáp án đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

>> Xem trong file tải về

1.3. Ma trận đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5

NỘI DUNG

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng số

ĐỌC THÀNH TIẾNG

(4 điểm)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Học sinh đọc một đoạn văn ngoài SGK, phù hợp với chủ đề đã học và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc do GV nêu (tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/1 phút).

ĐỌC HIỂU

(6 điểm)

Bài đọc hiểu là văn bản ngoài SGK và phù hợp với chủ đề đã học

Đọc hiểu văn bản

(4 đ)

Số câu

4 câu

 

3 câu

 

 

1 câu

7 câu

1 câu

Câu số

1, 2, 3,4

 

5,6,7

 

 

8

1 đến 7

8

Số điểm

2 đ

 

1,5 đ

 

 

0,5đ

3,5đ

0,5đ

Kiến thức Tiếng Việt

(2 đ)

Kết từ, cặp kết từ. Liên kết câu trong đoạn văn.

Số câu

 

2 câu

1 câu

 

 

1 câu

1 câu

3 câu

Câu số

 

9,10

11

 

 

12

11

9, 10, 12

Số điểm

 

1 đ

0,5 đ

 

 

0,5 đ

0,5 đ

2,0 đ

Tổng

(6 đ)

Số câu

4 câu

2 câu

3 câu

1 câu

2 câu

7 câu

5 câu

Câu số

1,2,3,4

9,10

5,6,7

11

8,12

1 -7

8,9,10,11,12

Số điểm

2 đ

1 đ

1,5đ

0,5đ

1,0đ

3,5đ

2,5đ

VIẾT

(10 điểm)

Viết bài văn

(10 điểm)

Đề 1: Viết bài văn tả một bạn học ở trường mà em yêu quý nhất.

Đề 2: Viết bài văn tả một cơn mưa.

...

2. Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II LỚP 5
ĐỀ 1

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc bài văn sau:

CHIM HỌA MI HÓT

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

(Theo Ngọc Giao)

Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

A. Từ phương Bắc.
B. Từ phương Nam.
C. Từ trên rừng.
D. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Trong trẻo, réo rắt.
B. Êm đềm, rộn rã.
C. Lảnh lót, ngân nga.
D. Buồn bã, nỉ non.

Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.
B. Nhạc sĩ giang hồ.
C. Ca sĩ tài ba.
D. Ca sĩ giang hồ.

Câu 4: (0,5 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?

Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót?

A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.
C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.

Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?

A. im lặng
B. thanh vắng
C. âm thầm
D. lạnh lẽo

Câu 8: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đa nghĩa?

A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.
C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp.

Câu 9: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

Câu 10: (0,5 điểm) Câu nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt?

A. Em rất yêu quý cô giáo của mình.
B. Chúng em kính trọng Thầy vì sự tận tâm.
C. Mẹ kể rằng ông trời rất công bằng.
D. Hôm nay lớp em gặp bác hồ trong tranh cổ động.

II - Phần viết:

2 . Tập làm văn

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

....

3. Bộ 35 dề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 (Sách cũ)

Đọc hiểu

Mùa thu

Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng “mùa thu là mùa đẹp nhất’’.Vì sao ư ? Mùa thu với cái nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu,những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Nhưng con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông.

Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. Xào xạc, heo may theo cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng.

Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh , mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu . Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm . Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời ; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên ; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi đất ẩm ướt hơi sương đều hòa quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.

Mùa thu, tiết trời trong xanh dịu nhẹ , con đường làng bỗng như quen như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai ngịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.

Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Nhũng bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biết đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân theo tạn xào lớp học . Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.

Mùa thu hiền dịu lắm ! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng chỉ một mùa thu trăng thôi đã là mùa của bốn mùa ?

(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

Khoanh tròn chữ cái theo câu trả lời đúng:

1. Nắng mùa thu được tả trong bài đẹp như thế nào?

a. Nắng ươm vàng những sợi nắng mong manh như tơ trời cứ vương mãi xuống cánh đồng.
b. Nắng vàng ống như mật ong mới rót.
c. Nắng lung linh như những giọt thủy tinh

2. Tác giả tả tiết trời mùa thu đẹp như thế nào?

a. Da trời xanh ngắt
b. Tiết trời trong xanh dịu nhẹ
c. Tiết trời ấm ám

3. Tác giả có cảm nhận gì về những giọt mua thu?

a. Bảng lảng tan và đọng lại long lanh trên la cỏ
b. Long lanh như những giọt pha lê
c. Dịu dàng se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô

4. Mặt trăng giữa mùa thu đẹp như thế nào?

a. Mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên trời chi chít ánh sao
b. mặt trăng tròn và sáng đẹp. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống
không gian
c. Vầng trăng tròn vành vạnh ở trên không và vi vu như sáo diều.
d. Ánh trăng trong tràn ngập con đường trắng xóa .

5. Vì sao tác giả cho rằng “Mùa thu là mùa của 3 mùa cộng lại”?

a. Vì mùa thu hiền dịu quá.
b. Vì mùa thu là mùa đẹp nhất.
c. Vì mùa thu có tất cả những gì đẹp nhất của các mùa cộng lại.

Luyện từ và câu

1. Câu văn nói về mùa thu “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng , se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.”có sư dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

a, Nhân hóa.
b, So sánh.
c, Cả nhân hóa và so sánh.

Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa :

phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết 3 câu văn có sử dụng biện pháp pháp nhân hóa tả đối tượng được nêu ở cột bên trái

a, Những cánh cò

chấp chới, chập chờn , phân vân, bay lả bay la

b, Giọt mưa xuân

se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng

c, Hoa cỏ may

quấn quýt, mắc vào, vướng vào

Cảm thụ văn học

Mỗi đoạn trong bài văn trên đều gợi ra những hình ảnh rất đẹp, rất đáng yêu của mùa thu. Em thích nhất đoạn văn nào và nói rõ vì sao em thích đoạn văn đó.

....

>> Tải file để tham khảo bộ đề ôn luyện Tiếng Việt 5!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm