Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Địa 11 (Có ma trận)
Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2023 - 2024 Chân trời sáng tạo gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi cuối học kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Địa lí 11 năm 2023 - 2024 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối học kì 1 Địa lý 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi đề cập đến EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2021?
A. Có quy mô kinh tế đứng thứ hai thế giới.
B. Chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới.
C. Chiếm 17,8% GDP của thế giới.
D. Chiếm 15,0% giá trị thương mại hàng hóa thế giới.
Câu 2 (0,25 điểm). Ba quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là:
A. Đức, Pháp, Hà Lan.
B. Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp.
C. Pháp, I – ta – li – a, Tây Ban Nha.
D. Đức, Pháp, I – ta – li – a.
Câu 3 (0,25 điểm). Hoạt động nào không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E – bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng – xơ.
C. Dùng đồng tiền chung của EU.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 4 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây của không đúng với EU từ khi thành lập đến nay?
A. Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
B. Có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước.
C. Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
D. Có tất cả các nước châu Âu tham gia.
Câu 5 (0,25 điểm). Trung tâm công nghiệp nằm ở miền Bắc của CHLB Đức là:
A. Muy – nich.
B.Hăm – buốc.
C. Phrăng – phuốc.
D. Cô – lô – nhơ.
Câu 6 (0,25 điểm). Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là:
A. đất feralit và đất nâu, xám.
B. đất feralit và đất phù sa.
C. đất phù sa và đất xám hoang mạc.
D. đất nâu, xám và đất pốtdôn.
Câu 7 (0,25 điểm). Đông Nam Á biển đảo chủ yếu có khí hậu:
A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
B. cận xích đạo, xích đạo.
C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới.
Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm về khí hậu khu vực Đông Nam Á?
A. Khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
B. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C.Phần lớn Đông Nam Á hải đảo nằm trong đới khí hậu cận nhiệt.
D. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao của địa hình.
Câu 9 (0,25 điểm). Một trong những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở một số nước Đông Nam Á.
A. một số dân tộc ít người phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
B.có nhiều tôn giáo khác nhau trong nước cùng tồn tại lâu đời với nhau.
C. có nhiều giá trị văn hóa khác nhau cùng tồn tại và phát triển cùng nhau.
D. phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân có nhiều nét tương đồng.
Câu 10 (0,25 điểm). Ở Đông Nam Á, nước có trên 80% dân số theo Hồi giáo là:
A. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Phi – lip – pin.
B. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Xin – ga – po.
C. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, In – đô – nê – xi – a.
D. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Mi – an – ma.
Câu 11 (0,25 điểm). Trong cơ chế hoạt động của ASEAN, nhiệm vụ của Cấp cao ASEAN là:
A. hoạch địch chính sách cao nhất của ASEAN.
B. chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN.
C. đảm bảo thực hiện các quyết định liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
D. điều phối thực hiện các thỏa thuận của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là thành tựu về xã hội của ASEAN?
A. Các nước thành viên đang chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Vấn đề việc làm cho người lao động ở ASEAN từng bước được giải quyết.
C. Các vấn đề giáo dục y tế không ngừng được cải thiện.
D. Chất lượng cuộc sông của người dân được nâng cao.
Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều?
A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
B. Sổ hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
C. Qúa trình và trình độ đô thị hóa các quốc gia khác nhau.
D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.
Câu 14 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ôn đỉnh.
B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Câu 15 (0,25 điểm). Điều kiện quan trọng nhất để ngành du lịch khu vực Đông Nam Á phá triển là:
A. giá thành du lịch rẻ.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật rất phát triển.
C. có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Câu 16 (0,25 điểm). Khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp?
A. Đồng bằng ven biển phía Tây.
B. Khu vực phía Bắc.
C. Đồng bằng Lưỡng Hà.
D. Phía tây và nam bán đảo A – ráp.
Câu 17 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm các ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á?
A. Nhiều nước trong khu vực đã phát triển ngành công nghiệp hóa dầu.
B. Đu – bai được xem là trung tâm thương mại, du lịch hàng đầu khu vực.
C. Các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là.
D. Giao thông đường ống trong khu vực không được chú trọng phát triển.
Câu 18 (0,25 điểm). Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là:
A. giải quyết vấn đề nước tưới.
B. tạo giống mới năng suất cao.
C. cải tạo đất trồng tăng độ phì.
D. chống xòi mòn bạc màu đất.
Câu 19 (0,25 điểm). Biện pháp chủ yếu để các nước Tây Nam Á để tránh phụ thuộc nước ngoài là:
A. chuyển dịch đa dạng cơ cấu kinh tế.
B. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa,
C. tập trung xuất khẩu các khoáng sản.
D. đầu tư phát triển các công nghệ cao.
Câu 20 (0,25 điểm). Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á?
A. Cô – oét.
B. A – rập Xê – út.
C. Các Tiểu vương quốc A – rập Thống nhất.
D. I – rắc
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu nội dung và lấy ví dụ của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.
Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á, năm 2000 và 2020
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi Năm | Từ 0 đến 14 tuổi | Từ 15 đến 64 tuổi | Từ 65 tuổi trở lên |
2000 | 31,8 | 63,3 | 4,9 |
2020 | 25,2 | 67,7 | 7,1 |
(Nguồn: WB, 2022)
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020.
- Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2020.
Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?
Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 11
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) | |||||||||||
Bài 10. Liên minh Châu Âu | 1 | 1 | 1 | 2 | 4 | 1 | 3,0 | ||||
Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á | |||||||||||
Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á | 2 | 1 | 1 | 2 | 5 | 1 | 3,25 | ||||
Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | 1 | 1 | 2 | 1 | 4 | 1 | 2,0 | ||||
Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
KHU VỰC TÂY NAM Á | |||||||||||
Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á | 1 | 1 | 2 | 4 | 0 | 1,0 | |||||
Bài 16. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mở ở Tây Nam Á | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 8 | 0 | 0 | 1 | 20 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 5,0 | 5,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10,0 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) | ||||||
1. Liên minh châu Âu | Nhận biết | - Nêu và lấy ví dụ được bốn mặt tự do lưu thông của EU. - Nhận biết ba quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). | 1 | 1 | C2 | C1 (TL) |
Thông hiểu | Tìm ý không đúng khi đề cập đến EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2021. | 1 | C1 | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu hoạt động không thể hiện sự hợp tác tròng sản xuất và dịch vụ trong EU. - Tìm phát biểu không đúng với EU từ khi thành lập đến nay. | 1 1 | C3 C4 | |||
Vận dụng cao | ||||||
2. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức | Nhận biết | Nhận biết trung tâm công nghiệp nằm ở miền Bắc của CHLB Đức. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á | ||||||
3. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á | Nhận biết | - Nhận biết hai nhóm đất chính của khu vực Đông Nam Á. - Nhận biết kiểu khí hậu của Đông Nam Á biển đảo. | 1 1 | C6 C7 | ||
Thông hiểu | - Đọc bảng số liệu và thực hiện yêu cầu. - Tìm ý không thể hiện đặc điểm về khí hậu của khu vực Đông Nam Á. | 1 | 1 | C8 | C2 (TL) | |
Vận dụng | - Tìm hiểu những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị xã hội ở một số nước Đông Nam Á. - Tìm hiểu những nước nào ở khu vực Đông Nam Á có trên 80% dân số theo Hồi giáo. | 1 1 | C9 C10 | |||
Vận dụng cao | ||||||
4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nhận biết | Nhận biết nhiệm vụ của Cấp cao ASEAN trong cơ chế hoạt động của ASEAN. | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | Tìm ý không phải là thành tựu về xã hội của ASEAN. | 1 | C12 | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu biểu hiện chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN vẫn còn chênh lệch rất nhiều. - Tìm nhận định không phải lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình. | 1 1 | C13 C14 | |||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. | 1 | C3 (TL) | |||
5. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á | Nhận biết | Nhận biết điều kiện quan trọng phát triển ngành du lịch khu vực Đông Nam Á. | 1 | C15 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
KHU VỰC TÂY NAM Á | ||||||
6. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á | Nhận biết | Nhận biết khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. | 1 | C16 | ||
Thông hiểu | Tìm ý không đúng về đặc điểm các ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á. | 1 | C17 | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á. - Tìm hiểu biện pháp để các nước Tây Nam Á tránh phụ thuộc nước ngoài. | 1 1 | C18 C19 | |||
Vận dụng cao | ||||||
7. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á | Nhận biết | Nhận biết nước nào có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á. | 1 | C20 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |