Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo (5 Môn) 7 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 11 (Có đáp án, Ma trận)
Đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 7 đề thi cuối học kì 1 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
ề thi cuối kì 1 lớp 11 sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án, ma trận)
1. Đề kiểm tra cuối kì 1 Toán 11
1.1 Đề thi + đáp án cuối kì 1 Toán 11
1.2 Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 11
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
1 | 1. Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác | Góc lượng giác Giá trị lượng giác của một góc lượng giác Các công thức lượng giác Hàm số lượng giác và đồ thị Phương trình lượng giác | 2 | 2 |
| 1 (1,0) |
| 18 (4TN, 1TL) | ||||
2 | 2. Dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân | Dãy số Cấp số cộng Cấp số nhân
| 2 | 2 |
|
| 1 (1,0) | 18 (4TN, 1TL) | ||||
3 | Giới hạn. Hàm số liên tục | Giới hạn của dãy số Giới hạn của hàm số Hàm số liên tục | 6 | 4 |
|
| 20 (10 TN) | |||||
4 | 4. Đường thẳng và mặt phẳng. Quan hệ song song trong không gian | Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Hai đường thẳng song song Đường thẳng và mặt phẳng song song Hai mặt phẳng song song Phép chiếu song song | 8 | 4 |
| 1 (1,0) |
| 34 (12 TN, 1 TL) | ||||
5 | 5. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm | Số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm | 2 | 3 |
|
| 10 (5 TN) | |||||
Tổng |
| 20 | 15 |
| 2 |
| 1 | 35TN, 3TL | ||||
Tỉ lệ (%) |
| 40 | 30 | 20 | 10 | 100 | ||||||
Tỉ lệ chung (%) |
| 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,20 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
- Trong nội dung kiến thức: Học kì 1.
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TT | Chương/chủ đề | Nội dung | Mức độ kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận | Thông | Vận | Vận dụng | ||||
1 | 1. Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác | 1.1. Góc lượng giác | Nhận biết: -Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác: số đo của góc lượng giác; hệ thức Chasles cho các góc lượng giác; đường tròn lượng giác. Thông hiểu: – Mô tả, biết được bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; -Hiểu được hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; Vận Dụng: Vận dụng được quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau . |
|
| 1TL |
|
1.2. Giá trị lượng giác của một góc lượng giác | Nhận biết: – Nhận biết được khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác. Thông hiểu: – Mô tả, biết được bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; Vận dụng: – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác. | 1 |
|
|
| ||
1.3 Các công thức lượng giác | Nhận biết: – Biết được hệ thức Chasles cho các góc lượng giác; đường tròn lượng giác. – Thông hiểu: Mô tả được công thức cộng; công thức góc nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích. Vận dụng: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác. | 1 |
|
|
| ||
1.4 Hàm số lượng giác và đồ thị | Nhận biết: Nhận biết được được các khái niệm về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn. Nhận biết được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn. Nhận biết được được định nghĩa các hàm lượng giác y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x thông qua đường tròn lượng giác. Thông hiểu: Mô tả được bảng giá trị của bốn hàm số lượng giác đó trên một chu kì. Vẽ được đồ thị của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x. Vận dụng: – Mô tả được một số vấn đề thực tiễn gắn với phép toán trên tập hợp ( ví dụ: những bài toán liên quan đến đếm số phần tử của hợp các tập hợp,...) –Giải thích được: tập xác định; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x dựa vào đồ thị. –Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hàm số lượng giác (ví dụ: một số bài toán có liên quan đến dao động điều hoà trong Vật lí,...). |
| 1 |
|
| ||
1.5 Phương trình lượng giác | Nhận biết: - Nhận biết được công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản: sin x = m; cos x = m; tan x = m; cot x = m bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng. -Tính được nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay. Thông hiểu: - Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: giải phương trình lượng giác dạng sin2x = sin3x, cosx = cos3x). Vận dụng: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác (ví dụ: một số bài toán liên quan đến dao động điều hòa trong Vật lí,...). |
| 1 |
|
| ||
2
| 2. Dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân
| 2.1. Dãy số | Nhận biết: - Nhận biết được dãy số hữu hạn, dãy số vô hạn. Thông hiểu: Hiểu được tính chất tăng, giảm, bị chặn của dãy số trong những trường hợp đơn giản. Vận dụng: - Thể hiện được cách cho dãy số bằng liệt kê các số hạng; bằng công thức tổng quát; bằng hệ thức truy hồi; bằng cách mô tả. | 1 |
|
|
|
2.2. Cấp số cộng | Nhận biết: - Nhận biết được một dãy số là cấp số cộng. Thông hiểu: - Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số cộng. - Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số cộng. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số cộng để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...). | 1 | 1 |
|
| ||
2.3. Cấp số nhân | Nhận biết: - Nhận biết được một dãy số là cấp số nhân. Thông hiểu: - Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số nhân. --Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số nhân để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...). |
| 1 |
| 1TL | ||
3 | 3 . Giới hạn, hàm số liên tục | 3 .1. Gi ới hạn d ãy số. | Nhận biết: - Nhận biết được khái niệm giới hạn của dãy số. - Nhận biết được một số giới hạn cơ bản như: ,,, Thông hiểu: - Giải thích được một số giới hạn cơ bản như : ,,, - Hiểu được các phép toán giới hạn và tính được giới hạn của một số dãy số đơn giản. - Tính được tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn Vận dụng: -Vận dụng được các phép toán giới hạn để tính giới hạn của một số, Giải quyết được một số bài toán có nội dung thực tiễn đơn giản. Vận dụng cao: - Vận dụng được các phép toán giới hạn để tính giới hạn của một số dãy số phức tạp. -Vận dụng được kết quả đó để giải quyết một số tình huống thực tiễn giả định hoặc liên quan đến thực tiễn. | 1 | 1 |
|
|
|
| 3.2. Giới hạn hàm số | Nhận biết: - Nhận biết được khái niệm giới hạn hữu hạn của hàm số, giới hạn hữu hạn một phía của hàm số tại một điểm. - Nhận biết được khái niệm giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực và mô tả được giới hạn cơ bản như :, với c là hằng số và k nguyên dương. - Nhận biết được khái niệm giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm và hiểu được một số giới hạn cơ bản như: , (với ). Thông hiểu: - Hiểu được khái niệm giới hạn hữu hạn của hàm số; Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực; Giới hạn hữu hạn một phía của hàm số tại một điểm; - Hiểu các phép toán trên giới hạn hàm số. - Tính được một số giới hạn hàm số đơn giản. Vận dụng: Tính được một số giới hạn hàm số phức tạp bằng cách vận dụng các phép toán trên giới hạn hàm số. Vận dụng cao: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giới hạn hàm số. | 3 | 2 |
|
|
|
| 3.3. Hàm số liên tục | Nhận biết: - Nhận biết được định nghĩa hàm số liên tục tại một điểm, trê một khoảng, một đoạn. - Nhận biết được hàm số liên tục tại một điểm, hoặc trên một khoảng, hoặc trên một đoạn. Thông hiểu: - Biết được, hiểu được tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục. - Hiểu được tính liên tục của một số hàm sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm phân thức, hàm căn thức, hàm lượng giác) trên tập xác định của chúng. - Biết xét tính liên tục của hàm số đơn giản tại một điểm cho trước, trên một khoảng, đoạn. Vận dụng: - Vận dụng được định nghĩa, định lý để xét tính liên tục của một hàm số tại một điểm hoặc trên một khoảng, đoạn. | 2 | 1 |
|
|
4 | 4. Đường thẳng và mặt phẳng. Quan hệ song song trong không gian
| 4.1. Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian | Nhận biết: - Nhận biết được các quan hệ liên thuộc cơ bản giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian. - Mô tả được ba cách xác định mặt phẳng (qua ba điểm không thẳng hàng; qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó; qua hai đường thẳng cắt nhau). - Nhận biết được hình chóp, hình tứ diện. Thông hiểu: Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng. Vận dụng: - Vận dụng được các tính chất về giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng vào giải bài tập. Vận dụng được kiến thức về đường thẳng, mặt phẳng trong không gian để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | 1 |
| 1TL |
|
4.2. Hai đường thẳng song song | Nhận biết: - Nhận biết được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian: hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian. Thông hiểu: - Giải thích được tính chất cơ bản về hai đường thẳng song song trong không gian. - Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong tình huống đơn giản. - Xác định được giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản. Vận dụng: - Chứng minh được hai đường thẳng song song. - Vận dụng được kiến thức về hai đường thẳng song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | 2 | 1 | ||||
4.3 Đường thẳng và mặt phẳng song song | Nhận biết: - Nhận biết được đường thẳng song song với mặt phẳng. - Biết được điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng. Thông hiểu: - Giải thích được điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng. - Giải thích được tính chất cơ bản về đường thẳng song song với mặt phẳng. Vận dụng: - Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng. - Chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng. - Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng. - Xác định được thiết diện của mặt phẳng và hình chóp. Vận dụng được kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | 1 | 2 | ||||
4.4. Hai mặt phẳng song song | Nhận biết: - Nhận biết được hai mặt phẳng song song trong không gian và điều kiện để hai mặt phẳng song song. - Nhận biết được hình lăng trụ và hình hộp Thông hiểu: - Giải thích được điều kiện để hai mặt phẳng song song. - Giải thích được tính chất cơ bản về hai mặt phẳng song song. - Giải thích được định lí Thalès trong không gian. - Giải thích được tính chất cơ bản của lăng trụ và hình hộp. Vận dụng: - Vận dụng được định nghĩa, các định lý, tính chất chứng minh hai mặt phẳng song song. - Vận dụng được kiến thức về quan hệ song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | 3 | 1 | ||||
4.5. Phép chiếu song song | Nhận biết: - Nhận biết được khái niệm và các tính chất cơ bản về phép chiếu song song. Thông hiểu: - Xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép chiếu song song. - Vẽ được hình biểu diễn của một số hình khối đơn giản. - Sử dụng được kiến thức về phép chiếu song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | 1 |
|
|
| ||
5 |
5. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm | 5.1. Số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm | Nhận biết: - Tính được các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị (median), tứ phân vị (quartiles), mốt (mode). - Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học khác trong Chương trình lớp 11 và trong thực tiễn Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn. - Rút ra được kết luận nhờ ý nghĩa của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản. | 1 | 2 |
|
|
|
|
|
| ||||
5.2 Các số đặc trưng đo độ phân tán | Nhận biết: - Tính được các số đặc trưng số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị (median), tứ phân vị (quartiles), mốt (mode). Thông hiểu: - Tìm được số phương sai, độ lệch chuẩn. Vận dụng: - Tìm được số trung bình, số trung vị, tứ phân vị, mốt và ý nghĩa của chúng đối với bảng số liệu thống kê | 1 | 1 |
| |||
|
|
| 20 | 15 | 2 | 1 |
...................
2. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 11 Friends plus
2.1 Đề thi học kì 1 tiếng Anh lớp 11
TRƯỜNG THPT........ | ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I |
PHẦN I: Hãy chọn phương án đúng nhất cho mỗi câu sau đây
Câu 1: Would you mind ________ for a moment?
A. waits
B. waiting
C. wait
D. to wait
Câu 2: Chọn câu có nghĩa gần nhất với câu cho sẵn: “ If I were a doctor, I would help the poor.”
A. The girl told me that if I were a doctor, I would help the poor.
B. The girl told me that she were a doctor if she would help the poor.
C. The girl told me that if she had been a doctor, she would have helped the poor.
D. The girl told me that if she were a doctor, she would help the poor.
Câu 3: Tìm một từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại:
A. who
B. wine
C. warm
D. we
Câu 4: Chọn câu có nghĩa gần nhất với câu cho sẵn: He doesn't study hard, so he can fail the examination.
A. He wouldn't have failed the examination if he had studied hard.
B. If he studies hard, he won't fail the examination.
C. If he studied hard, he wouldn't fail the examination.
D. If he didn't study hard, so he wouldn't fail the examination.
Câu 5: In order to solve the problem of overpopulation, we should raise the ____________ of living of people.
A. standards
B. ways
C. methods
D. programmes
Câu 6: The population of the world has been increasing faster and faster.
A. extending
B. prolonging
C. inflating
D. developing
Câu 7: Tìm một từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại:
A. children
B. village
C. child
D. cheese
Câu 8: Everyone is in the classroom. There is ____________ outside.
A. someone
B. no one
C. everyone
D. anyone
Câu 9: You can’t insist on your own way- there has to be some______________.
A. give-and-take
B. take-and-give
C. help
D. thank
Câu 10: Hãy xác định một lỗi sai trong số các từ (hoặc cụm từ) được gạch chân ở mỗi câu sau:
The thief admitted to steal Mrs. Brown’s car.
A B C D
Câu 11: His __________ is friendly, caring and honest.
A. personal
B. personality
C. persons
D. personnel
Câu 12: He has a large face and a crooked __________.
A. nose
B. forehead
C. eye
D. hair
Câu 13: If you ___________ breakfast, you wouldn’t have been hungry.
A. had B. had had C. have D. has
Câu 14: When the police arrived, the car ________, so they couldn’t know who caused the accident.
A. has gone
B. went
C. had gone
D. was going
Câu 15: I’m delighted ____________ the news.
A. heard
B. hear
C. to hear
D. hearing
Câu 16: He doesn’t spend much time ______________ his lesson.
A. prepare
B. preparing
C. prepared
D. to prepare
...............
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Anh 11
Câu số | ĐÁP ÁN |
1. | B |
2. | D |
3. | A |
4. | C |
5. | A |
6. | D |
7. | B |
8. | B |
9. | A |
10. | C |
11. | B |
12. | A |
13. | B |
14. | C |
15. | C |
16. | B |
17. | A |
18. | D |
19. | C |
20. | C |
21. | B |
22. | B |
23. | A |
24. | B |
25. | D |
26. | C |
27. | D |
28. | B |
29. | D |
30. | D |
31. | C |
32. | A |
33. | A |
34. | C |
35. | A |
36. | D |
37. | A |
38. | D |
39. | B |
40. | D |
3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Đề 1
3.1 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giáng Kiều giận bỏ đi
(Trích Bích Câu kì ngộ)
Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) gồm 678 câu thơ. Bích Câu kì ngộ là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm, nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất.
Về nhà, chàng tương tư rồi sinh bệnh. Theo lời một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn, bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi ăn. Sau, chàng giả vờ đến nơi học rồi quay về nhà quan sát. Điều kì lạ xảy đến: thiếu nữ trong tranh ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên.
Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.
Đoạn sau đây kể việc Giáng Kiều bị ngược đãi, giận bỏ đi 445.
Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
Thôi ngày trọn, lại đêm thâu
Cạn chung Lý Bạch, nghiêng bầu Lưu Linh
Ma men quanh quẩn bên mình
450. Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
Mải mê say tỉnh tâm trường
Liệu bài nàng lại tìm đường van lơn
Trái tai vả lại ngứa gan
Đang tay nỡ dập hoa tàn tả tơi
455. Dây đồng đứt hẳn làm đôi
Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu!
Nàng càng tầm tã tuôn châu
Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai
Rằng: “Thôi, tôi đã quá lời
460. Xui lòng nghĩ lại một hai kẻo mà...”
Sinh đang vui chén la đà
Vẩn vơ tính quỉ hồn ma biết gì
Nói thôi, nói cũng chi chi
Nghe ra tiếng nặng như chì, giọng say!
465. Nàng rằng: “Duyên nợ bấy nay
Thương ôi nước đổ bốc đầy được đâu
Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu
Doành thu nên để bắc cầu mấy phen!
Sá chi nữa, cái hoa hèn
470. Nghĩ làm chi nữa cái duyên cũ càng
Đã lòng rẽ thúy chia hương
Đành lòng rẫy ngọc, ruồng vàng thì vâng
Thôi thôi, thôi cũng cầm bằng
Tơ hồng phó trả bà trăng cho rồi”
475. Lạy rồi, đứng lại sân ngoài
Bên bàn say tỉnh mặc người ngồi trơ.
(Theo Bích Câu kì ngộ, do Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính, NXB Tân Việt, 1964)
Câu 1. Văn bản trên được thuật kể bằng lời của ai?
A. Tú Uyên
B. Giáng Hương
C. Người nhà
D. Người kể chuyện
Câu 2. Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc?
A. Tú Uyên, Giáng Hương
B. Tú Uyên, Giáng Hương, thầy bói
C. Giáng Hương, người bán tranh
D. Tú Uyên, người bán tranh
Câu 3. Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc
A. Mỉa mai, châm biếm
B. Trân trọng, thương cảm
C. Thương cảm, phê phán
D. Khinh bỉ, đau xót
Câu 4. Đoạn sau là lời nói của ai, nói với ai về điều gì?
Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
A. Lời của Giáng Hương, khuyên Tú Uyên đừng uống rượu
B. Lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Hương
C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Hương
D. Lời của Giáng ương diễn tả tâm trạng chán ngán của mình
Câu 5. “Nước kia dội đá có mùi gì đâu” được hiểu như thế nào?
A. Nước dội vào đá mất hết mùi vị
B. Tú Uyên là đá nên Giáng Hương không nên khuyên nhủ
C. Lời khuyên của Giáng hương không có tác dụng đối với Tú Uyên
D. Lời nói của Giáng Hương lạnh lẽo vô tình
Câu 6. Hai dòng thơ sau gợi tả cảnh tượng nào trong gia đình Tú Uyên?
Ma men quanh quẩn bên mình
Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
A. Cảnh nồng nàn với rượu đàn, hương
B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai
C. Mải rượu nên không thiết gì đàn, hương
D. Say men rượu lười đánh đàn
Câu 7. Những từ ngữ nào gợi hình ảnh Giáng Hương kiên trì khuyên bảo chồng?
A. Khuyên nhủ, van lơn
B. Ngày trọn, lại đêm thâu
C. Tiếc cho nỗi vợ chồng
D. Đành lòng
Câu 8. Nhân vật Giáng Hương trong văn bản trên là người như thế nào?
A. Là người cam chịu, nhu nhược. Khắc họa qua lời nói, tâm trạng
B. Là người bị đọa đày. Khắc họa qua lời nói, tâm trạng
C. Là người nhân hậu. Khắc họa qua đối thoại
D. Là người đa sầu. Khắc họa qua độc thoại nội tâm
Câu 9 (1,0 điểm) Anh/ chị có đồng tình với cách ứng xử của Tú Uyên không? Vì sao?
Câu 10 (1,0 điểm) Phân tích thái độ, tình cảm tác giả dành cho Tú Uyên và Giáng Hương.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề sống có trách nhiệm trong cuộc sống
3.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | D. Người kể chuyện | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Tú Uyên, Giáng Hương | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Trân trọng, thương cảm | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Hương | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Lời khuyên của Giáng hương không có tác dụng đối với Tú Uyên | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai | 0,5 điểm |
Câu 7 | B. Ngày trọn, lại đêm thâu | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Là người bị đọa đày. Khắc họa qua lời nói, tâm trạng | 0,5 điểm |
Câu 9 | - HS tự trả lời - Gợi ý: căn cứ vào việc làm, lời nói của Tú Uyên; nỗi đau của Tú Uyên gây ra cho Giáng Hương… để đánh giá con người Tú Uyên (xây dựng bởi cảm hứng phê phán). | 1,0 điểm |
Câu 10 | - Phê phán, lên án hành động vũ phu, sự thay đổi của Tú Uyên. - Xót thương, cảm thông cho cảnh ngộ của Giáng Hương. (Chú ý phân tích sắc thái biểu cảm trong từ ngữ miêu tả từng đối tượng) | 1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân – Kết. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về vấn đề sống có trách nhiệm trong cuộc sống | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: a. Thế nào là tinh thần trách nhiệm? - Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận - Là giữ lời hứa - Chịu trách nhiệm với những gì mình làm b. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm: - Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,…. - Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh - Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho - Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh c. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm: - Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ - Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý - Được lòng tin của mọi người - Thành công trong công việc và cuộc sống 3. Kết bài: - Khái quát vấn đề - Liên hệ bản thân | 3,0 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,25 điểm | |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 11
T | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện thơ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện thơ | Nhận biết: - Nhận biết về đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ nôm. - Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt. Thông hiểu : - Hiểu được giá trị của tác phẩm truyện thơ. - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt. Vận dụng: - Vận dụng những hiểu biết truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm để đọc hiểu đoạn trích truyện thơ. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Tìm hiểu chi tiết vấn đề xã hội ấy, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ. - Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề xã hội đó đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm cuộc sống để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao : - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
4. Đề thi học kì 1 Lịch sử 11
4.1 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Từ năm 1895, Mã Lai (Ma-lai-xi-a) trở thành thuộc địa của:
A. Mỹ.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Bồ Đào Nha.
Câu 2. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285) là:
A. Thoát Hoan phải chui ống đồng chạy về nước.
B. Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.
C. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thủy binh giặc bị giết.
D. 300 thuyền chiến và 2 vạn thủy binh của quân giặc bị tiêu diệt.
Câu 3. Ý nào không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc?
A. Bài hoc về nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng.
B. Bài học về nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước.
C. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
D. Bài học về xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm.
Câu 4. Năm 1402, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã cải cách thuế đinh như thế nào?
A. Thuế đinh thu cao hơn đối với quý tộc nhà Trần.
B. Người ít ruộng không phải nộp thuế.
C. Thuế đinh chỉ thu với người có ruộng.
D. Người không có ruộng phải nộp thuế ngang bằng quý tộc nhà Trần.
Câu 5. Hình ảnh dưới đây là biểu trưng chính thức của tổ chức nào?
A. Hội đồng Nghị viện châu Á (APA)
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam -ASEAN (VASEAN).
D. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Câu 6. Ý nào sau đây không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền
A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.
B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần.
C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế cho đất nước.
D. Đảm bảo lực lượng lao động sản xuất.
Câu 7. Lãnh đạo phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a là:
A. Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tưởng dân chủ tư sản châu Âu.
B. Tộc trưởng các dân tộc ít người.
C. Giai cấp vô sản.
D. Hoàng tử và các hoàng thân.
Câu 8. Thành lũy nào sau đây được xây dựng dưới Triều Hồ?
A. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).
B. Thành Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Thành Đại La (Hà Nội).
D. Thành Đồng Hới (Quảng Bình Quan).
Câu 9. Việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thể hiện điều gì?
A. Sự ghi nhận, biết ơn của hậu thế đối với công lao của các nhân vật lịch sử.
B. Là một hình thức học tập lịch sử của những người nghiên cứu Sử học.
C. Là bài học về tinh thần yêu nước của các anh hùng hào kiệt cần được truyền bá.
D. Sự truyền bá tri thức lịch sử đối với thế hệ học sinh hiện nay.
Câu 10. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?
A. Khu vực giàu tài nguyên.
B. Có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.
D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.
Câu 11. Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” nói về điều gì?
A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước.
B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất.
C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.
D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau.
Câu 12. Bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ là:
A. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.
B. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
C. Dũng cảm và mưu trí là yếu tố tất yếu để thực hiện mọi cuộc cải cách.
D. Vận động, tập hợp lực lượng cần được thực hiện qua khẩu hiệu cụ thể.
Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năn 1858?
A.Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.
C .Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc.
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ thù xâm lược bại trận.
Câu 14. Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chính quyền đô hộ:
A. Nhà Đông Hán.
B. Nhà Ngô.
C. Nhà Lương.
D. Nhà Đường.
Câu 15. “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nằm da, nuốt gan uống máu quân thù; dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” là câu nói nổi tiếng của vị chủ soái nào?
A. Quang Trung – Nguyễn Huệ.
B.Lý Thường Kiệt.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Thủ Độ.
Câu 16. Tại sao vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con tiến hành công cuộc cải cách ở Xiêm?
A. Xiêm đứng trước sự đe dọa của thực dân phương Tây về thuộc địa.
B. Vương quốc Xiêm muốn xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
C. Nhà vua có Hội đồng Nhà nước là cơ quan tư vấn và các hoàng thân du học ở phương Tây.
D. Chuẩn bị kĩ lưỡng về kinh tế, quân sự cho phòng trào đấu tranh chống thực dân phương Tây.
Câu 17. Đâu không phải là một trong các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia?
A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
C. Khởi nghĩa của Hô-xê Ri-đan.
D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
Câu 18. Chiến thắng nào đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm?
A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Tốt Động – Chúc Động.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 19. Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?
A.Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Tranh chấp biên giới.
C. Tranh chấp lãnh thổ.
D. Gắn kết khu vực thế giới.
Câu 20. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược:
A. Miến Điện (Mi-an-ma).
B. Xiêm (Thái Lan)
C. Xin-ga-po.
D. Ba nước Đông Dương.
Câu 21. Truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu thể hiện qua câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây?
A. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.
B. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
D. Dân ta nhớ một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Câu 22. Ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?
A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Lào.
C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào.
D. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Lào.
Câu 23. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:
Công cuộc cải cách ở Xiêm mang tính chất…..(1)….., đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường…..(2)….., giữ được…..(3)…..mặc dù vẫn còn lệ thuộc về nhiều mặt.
A đổi mới; (2). xã hội chủ nghĩa; (3). đất nước.
B. chính trị; (2). vô sản; (3). dân tộc.
C. triệt để; (2). quân chủ chuyên chế; (3). chủ quyền đất nước.
D. tiến bộ; (2). tư bản chủ nghĩa; (3). nền độc lập dân tộc.
Câu 24. Vì sao nhà Hồ đã nhanh chóng sụp đổ khi nhà Minh tiến hành xâm lược vào giữa năm 1407?
A. Không thực hiện được mục tiêu cải cách về quân sự.
B. Xây dựng thành lũy không có tính phòng thủ cao.
C. Dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.
D. Không tuyển chọn được người tài từ trung ương đến địa phương.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.
Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?
Câu 2 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
4.2 Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á | 2 | 2 | 1 | 5 |
| 1,25 | |||||
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á | 2 | 2 | 1 | 5 |
| 1,25 | |||||
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) | 2 | 1 | 2 | 5 |
| 1,25 | |||||
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) | 1 | 1 ý | 1 | 1 ý | 2 | 4 | 1 | 4,0 | |||
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ | 1 | 2 | 2 | 1 | 5 | 1 | 2,25 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 ý | 8 | 1 ý | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á | 10 | 0 |
|
| ||
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á | Nhận biết | - Nêu được tên thuộc địa xâm chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) từ năm 1895. - Nêu được tên đất nước trở thành thuộc địa của Pháp cuối thế kỉ XIX. | 2 | C1 C20 | ||
Thông hiểu | - Tìm được ý không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây. - Lí giải được tại sao vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con tiến hành công cuộc cải cách ở Xiêm. | 2 | C10 C16 | |||
Vận dụng | Điền được vào dấu ba chấm trong đoạn tư liệu về ý nghĩa cuộc cải cách ở Xiêm. | 1 | C23 | |||
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á | Nhận biết | - Nêu được lãnh đạo phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a. - Nêu được những quốc gia ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945. | 2 | C7 C22 | ||
Thông hiểu | - Tìm được phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp không diễn ra ở Cam-pu-chia. - Tìm được ý không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á. | 2 | C17 C19 | |||
Vận dụng | Nêu tên được tổ chức ở Đông Nam Á theo biểu trưng minh họa. | 1 | C5 | |||
II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) | 9 | 1 | ||||
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) | Nhận biết | - Nêu được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285). - Nêu được chiến thắng o đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. | 2 | C2 C18 | ||
Thông hiểu | Nêu được ý không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năn 1858. | 1 | C13 | |||
Vận dụng | - Nêu được nội dung câu nói của Trần Quốc Tuấn. - Nêu được đoạn tư liệu là câu nói nổi tiếng của vị chủ soái nào. | 2 | C11 C15 | |||
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) | Nhận biết | - Nêu được tên chính quyền đô hộ Lý Bí đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy năm 542. - Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn. | 1 | 1 | C14 | C1.a |
Thông hiểu | - Tìm được ý không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. - Nêu được bài học kinh nghiệm nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy. | 1 | 1 | C3 | C1.b | |
Vận dụng | - Nêu được ý nghĩa của việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam. - Nêu được truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu. | 2 | C9 C21 | |||
III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) | 5 | 1 | ||||
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ | Nhận biết | Nêu được cải cách về thuế đinh của Hồ Quý Ly và nhà Hồ vào năm 1402. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | - Tìm được ý không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền. - Lí giải được vì sao nhà Hồ đã nhanh chóng sụp đổ khi nhà Minh tiến hành xâm lược vào giữa năm 1407. | 2 | C6 C24 | |||
Vận dụng | - Kể được tên thành lũy sau được xây dựng dưới Triều Hồ. - Nêu được bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. | 2 | C8 C12 | |||
Vận dụng cao | Nêu được lí do đồng ý/không đồng ý với nhận định về Hồ Quý Ly. | 1 | C2 |
5. Đề thi cuối học kì 1 Địa lý 11
5.1 Đề thi cuối học kì 1 Địa lý 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi đề cập đến EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2021?
A. Có quy mô kinh tế đứng thứ hai thế giới.
B. Chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới.
C. Chiếm 17,8% GDP của thế giới.
D. Chiếm 15,0% giá trị thương mại hàng hóa thế giới.
Câu 2 (0,25 điểm). Ba quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là:
A. Đức, Pháp, Hà Lan.
B. Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp.
C. Pháp, I – ta – li – a, Tây Ban Nha.
D. Đức, Pháp, I – ta – li – a.
Câu 3 (0,25 điểm). Hoạt động nào không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E – bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng – xơ.
C. Dùng đồng tiền chung của EU.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 4 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây của không đúng với EU từ khi thành lập đến nay?
A. Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
B. Có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước.
C. Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
D. Có tất cả các nước châu Âu tham gia.
Câu 5 (0,25 điểm). Trung tâm công nghiệp nằm ở miền Bắc của CHLB Đức là:
A. Muy – nich.
B.Hăm – buốc.
C. Phrăng – phuốc.
D. Cô – lô – nhơ.
Câu 6 (0,25 điểm). Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là:
A. đất feralit và đất nâu, xám.
B. đất feralit và đất phù sa.
C. đất phù sa và đất xám hoang mạc.
D. đất nâu, xám và đất pốtdôn.
Câu 7 (0,25 điểm). Đông Nam Á biển đảo chủ yếu có khí hậu:
A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
B. cận xích đạo, xích đạo.
C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới.
Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm về khí hậu khu vực Đông Nam Á?
A. Khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
B. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C.Phần lớn Đông Nam Á hải đảo nằm trong đới khí hậu cận nhiệt.
D. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao của địa hình.
Câu 9 (0,25 điểm). Một trong những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở một số nước Đông Nam Á.
A. một số dân tộc ít người phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
B.có nhiều tôn giáo khác nhau trong nước cùng tồn tại lâu đời với nhau.
C. có nhiều giá trị văn hóa khác nhau cùng tồn tại và phát triển cùng nhau.
D. phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân có nhiều nét tương đồng.
Câu 10 (0,25 điểm). Ở Đông Nam Á, nước có trên 80% dân số theo Hồi giáo là:
A. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Phi – lip – pin.
B. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Xin – ga – po.
C. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, In – đô – nê – xi – a.
D. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Mi – an – ma.
Câu 11 (0,25 điểm). Trong cơ chế hoạt động của ASEAN, nhiệm vụ của Cấp cao ASEAN là:
A. hoạch địch chính sách cao nhất của ASEAN.
B. chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN.
C. đảm bảo thực hiện các quyết định liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
D. điều phối thực hiện các thỏa thuận của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là thành tựu về xã hội của ASEAN?
A. Các nước thành viên đang chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Vấn đề việc làm cho người lao động ở ASEAN từng bước được giải quyết.
C. Các vấn đề giáo dục y tế không ngừng được cải thiện.
D. Chất lượng cuộc sông của người dân được nâng cao.
Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều?
A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
B. Sổ hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
C. Qúa trình và trình độ đô thị hóa các quốc gia khác nhau.
D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.
Câu 14 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ôn đỉnh.
B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Câu 15 (0,25 điểm). Điều kiện quan trọng nhất để ngành du lịch khu vực Đông Nam Á phá triển là:
A. giá thành du lịch rẻ.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật rất phát triển.
C. có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Câu 16 (0,25 điểm). Khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp?
A. Đồng bằng ven biển phía Tây.
B. Khu vực phía Bắc.
C. Đồng bằng Lưỡng Hà.
D. Phía tây và nam bán đảo A – ráp.
Câu 17 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm các ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á?
A. Nhiều nước trong khu vực đã phát triển ngành công nghiệp hóa dầu.
B. Đu – bai được xem là trung tâm thương mại, du lịch hàng đầu khu vực.
C. Các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là.
D. Giao thông đường ống trong khu vực không được chú trọng phát triển.
Câu 18 (0,25 điểm). Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là:
A. giải quyết vấn đề nước tưới.
B. tạo giống mới năng suất cao.
C. cải tạo đất trồng tăng độ phì.
D. chống xòi mòn bạc màu đất.
Câu 19 (0,25 điểm). Biện pháp chủ yếu để các nước Tây Nam Á để tránh phụ thuộc nước ngoài là:
A. chuyển dịch đa dạng cơ cấu kinh tế.
B. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa,
C. tập trung xuất khẩu các khoáng sản.
D. đầu tư phát triển các công nghệ cao.
Câu 20 (0,25 điểm). Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á?
A. Cô – oét.
B. A – rập Xê – út.
C. Các Tiểu vương quốc A – rập Thống nhất.
D. I – rắc
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu nội dung và lấy ví dụ của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.
Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á, năm 2000 và 2020
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi Năm | Từ 0 đến 14 tuổi | Từ 15 đến 64 tuổi | Từ 65 tuổi trở lên |
2000 | 31,8 | 63,3 | 4,9 |
2020 | 25,2 | 67,7 | 7,1 |
(Nguồn: WB, 2022)
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020.
- Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2020.
Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?
5.2 Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 11
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) | |||||||||||
Bài 10. Liên minh Châu Âu | 1 | 1 | 1 | 2 | 4 | 1 | 3,0 | ||||
Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á | |||||||||||
Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á | 2 | 1 | 1 | 2 | 5 | 1 | 3,25 | ||||
Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | 1 | 1 | 2 | 1 | 4 | 1 | 2,0 | ||||
Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
KHU VỰC TÂY NAM Á | |||||||||||
Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á | 1 | 1 | 2 | 4 | 0 | 1,0 | |||||
Bài 16. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mở ở Tây Nam Á | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 8 | 0 | 0 | 1 | 20 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 5,0 | 5,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10,0 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) | ||||||
1. Liên minh châu Âu | Nhận biết | - Nêu và lấy ví dụ được bốn mặt tự do lưu thông của EU. - Nhận biết ba quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). | 1 | 1 | C2 | C1 (TL) |
Thông hiểu | Tìm ý không đúng khi đề cập đến EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2021. | 1 | C1 | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu hoạt động không thể hiện sự hợp tác tròng sản xuất và dịch vụ trong EU. - Tìm phát biểu không đúng với EU từ khi thành lập đến nay. | 1 1 | C3 C4 | |||
Vận dụng cao | ||||||
2. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức | Nhận biết | Nhận biết trung tâm công nghiệp nằm ở miền Bắc của CHLB Đức. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á | ||||||
3. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á | Nhận biết | - Nhận biết hai nhóm đất chính của khu vực Đông Nam Á. - Nhận biết kiểu khí hậu của Đông Nam Á biển đảo. | 1 1 | C6 C7 | ||
Thông hiểu | - Đọc bảng số liệu và thực hiện yêu cầu. - Tìm ý không thể hiện đặc điểm về khí hậu của khu vực Đông Nam Á. | 1 | 1 | C8 | C2 (TL) | |
Vận dụng | - Tìm hiểu những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị xã hội ở một số nước Đông Nam Á. - Tìm hiểu những nước nào ở khu vực Đông Nam Á có trên 80% dân số theo Hồi giáo. | 1 1 | C9 C10 | |||
Vận dụng cao | ||||||
4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nhận biết | Nhận biết nhiệm vụ của Cấp cao ASEAN trong cơ chế hoạt động của ASEAN. | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | Tìm ý không phải là thành tựu về xã hội của ASEAN. | 1 | C12 | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu biểu hiện chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN vẫn còn chênh lệch rất nhiều. - Tìm nhận định không phải lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình. | 1 1 | C13 C14 | |||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. | 1 | C3 (TL) | |||
5. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á | Nhận biết | Nhận biết điều kiện quan trọng phát triển ngành du lịch khu vực Đông Nam Á. | 1 | C15 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
KHU VỰC TÂY NAM Á | ||||||
6. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á | Nhận biết | Nhận biết khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. | 1 | C16 | ||
Thông hiểu | Tìm ý không đúng về đặc điểm các ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á. | 1 | C17 | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á. - Tìm hiểu biện pháp để các nước Tây Nam Á tránh phụ thuộc nước ngoài. | 1 1 | C18 C19 | |||
Vận dụng cao | ||||||
7. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á | Nhận biết | Nhận biết nước nào có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á. | 1 | C20 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |