Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp STEM trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Sáng kiến kinh nghiệm lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp STEM trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm gồm 23 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.

STEM vào các hoạt động cho học sinh THCS

Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục nâng cao rèn luyện kỹ năng liên quan đến 4 yếu tố: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học để từ những kiến thức đó có thể áp dụng vào các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp STEM trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp STEM trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định: HĐTN (cấp tiểu học) và HĐTN, hướng nghiệp (cấp THCS và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

HĐTN, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

HĐTN, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.

Ở cấp trung học cơ sở, nội dung HĐTN, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.

HĐTN hướng nghiệp tiết chủ đề hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.

Tiết học còn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.

HĐTN, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống;

biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.

Trong quá trình dạy thực tế bộ môn HĐTN tôi thấy khả năng tư duy, tích hợp của học sinh chưa cao. Thậm chí, có em hời hợt, không tham gia hết mình, chưa hiểu ý nghĩa giáo dục của bài học, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức bài học, môn học vào đời sống thực tế còn nhiều hạn chế. Mặt khác, các em học sinh khối THCS đang ở ngưỡng tuổi “nổi loạn”, sự tập trung chưa cao, trí tưởng tượng chưa phát huy được tối đa. Các con hiếu động, ham chơi và cũng dễ bị tác động từ các kênh thông tin trên mạng xã hội, hành vi xấu từ bên ngoài cuộc sống. Đó là những khó khăn mà bản thân tôi trăn trở suy nghĩ về chất lượng giáo dục môn học HĐTN. Khắc phục tình trạng này, tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra biện pháp kết hợp phương pháp STEM trong bộ môn HĐTN một cách hiệu quả nhất, giúp cho giờ học đạt kết quả cao.

Phương pháp STEM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh THCS. Nói cách khách, phương pháp STEM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp STEM.

Thông qua kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, phương pháp giáo dục STEM cũng giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vần đề cho học sinh THCS. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống, chủ đề thực tế và các em cần phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc này sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua những việc tận mắt nhìn thấy nghe thấy và chạm vào.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì STEM trong giáo dục là việc vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề, hoạt động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống. Với bộ môn HĐTN có thể áp dụng dạy học tích hợp để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, giáo dục cho học sinh ý thức công dân, ý thức quan tâm, chia sẻ với cộng đồng. Khi học sinh làm một sản phẩm tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau thì môn HĐTN giúp các em có ý thức nghĩ đến việc tạo ra những sản phẩm STEM có ý nghĩa, giá trị cho xã hội.

Thực hiện công văn số thực hiện hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo

(GDĐT) Hà Nội tại Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Đó là dạy học các môn khoa học theo bài học STEM và tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM

Xuất phát từ bối cảnh chuyển đổi số và nhu cầu nhân lực số, nhu cầu thực tiễn của hoạt động dạy học, đặc điểm tâm lí học sinh, từ những trải nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Ứng dụng hiệu quả sản phẩm STEM trong dạy học bộ môn Hoạt động trải nghiệm cấp Trung học cơ sở”.

2. Mục tiêu của sáng kiến

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn kết hợp phương pháp STEM cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng phương pháp STEM trong việc nâng cao chất lượng môn HĐTN

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kết hợp phương pháp STEM trong môn HĐTN trong nhà trường phổ thông.

3. Khảo sát thực trạng dạy học về kết hợp phương pháp STEM trong môn HĐTN tại trường THCS ............ – ............– ............

Đề xuất các biện pháp kết hợp phương pháp STEM trong môn HĐTN tại trường THCS ............ – ............– .........…

4. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên về mặt không gian đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường THCS ............ - ............- Hà Nội.

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 8. Cụ thể, học sinh lớp 8A, 8B trường THCS ............ - ............- Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ 07/10/20.... đến 5/4/20.... (dự kiến)

PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

1. Hiện trạng vấn đề

Qua thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn HĐTN, tôi nhận thấy rằng trong nhiều trường học từ phụ huynh đến học sinh đều xem nhẹ bộ môn này. Mọi người cho rằng đây là môn phụ, chỉ cần đủ điểm Đạt dẫn đến sự thờ ơ, thiếu tích cực và lười sáng tạo. Vì sao mọi người lại có cách nhìn nhận như vậy? Theo tôi, chủ yếu là do việc giáo dục môn học này trong nhà trường vẫn chưa được chú ý đúng mức. Qúa trình giảng dạy còn nặng về phương pháp truyền thống, “cô đọc, trò chép”, giáo viên chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phương pháp, hình thức tổ chức mới để kích thích sự hứng thú, say mê học tập ở học sinh. Việc tích

hợp với các bộ môn khác hạn chế đặc biệt là ứng dụng STEM cũng không được sử dụng phổ biến trong các tiết học. Phải chăng đó là suy nghĩ ngại và lười thay đổi của một số thầy cô?

2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề

2.1. Mục tiêu của giải pháp.

- Thông qua việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để tích hợp với các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học để giải quyết những vấn đề thực tế.

- Phương pháp ứng dụng STEM trong dạy học tạo cho học sinh hứng thú hơn trong việc học tập môn HĐTN, hướng nghiệp từ đó chất lượng bộ môn được nâng cao.

- Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

- Trang bị cho học sinh những kỹ năng phù hợp với sự phát triển của thời đại mới đó là tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng trao đổi và cộng tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng suy luận logic, phân tích và giải quyết vấn đề…

2.2. Nội dung của giải pháp

a. Một số nguyên tắc xây dựng STEM trong hoạt động giáo dục

- Nguyên tắc 1: Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn kết các vấn đề của thực tiễn xã hội

- Nguyên tắc 2: Nội dung bài học STEM được gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã hội, khoa học, công nghệ và học sinh được yêu cầu tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.

- Nguyên tắc 3: Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn học trong chương trình; bảo đảm giải quyết được vấn đề đặt ra một cách tương đối trọn vẹn.

b. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động dạy học theo STEM trong môn HĐTN ở trường Trung học cơ sở

- Giáo viên cần có tâm huyết và đầu tư cho hoạt động giảng dạy bởi đây là phương pháp đòi hỏi thời gian, công sức và chất xám cho mỗi hoạt động được tổ chức. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ về STEM và cách học của học sinh.

- Giáo viên cần khuyến khích HS tìm hiểu, thử nghiệm, phán đoán, suy luận. GV cần tạo cơ hội, hỗ trợ cho HS được thử nghiệm heo cách mà em muốn, HS sẽ học được nhiều điều từ những trải nghiệm đa giác quan và học

sinh sẽ tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Tạo cơ hội cho HS được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh để tăng cường sự tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài. Đồng thời, khích lệ các em đam mê nghiên cứu dự án khoa học kỹ thuật và phát triển một số năng lực cho học sinh đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông 2018.

- Hơn nữa, giáo viên cần tạo môi trường học liệu phong phú, tạo cơ hội cho HS sẵn sàng tham gia vào các hoạt động STEM. Chẳng hạn, GV có thể sử dụng các đồ dùng tái chế như: chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy... để làm nguồn nguyên vật liệu cho HS tham gia vào các hoạt động sáng tạo và tạo các sản phẩm. Điều này tạo môi trường với những học liệu không quá đắt nhưng các em vẫn học được nhiều thứ vô giá.

................

Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm