Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh Sáng kiến kinh nghiệm lớp 7
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh gồm 24 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng góp phần nâng cao khả năng vận dụng vốn từ vựng, cấu trúc đã học vào trong giao tiếp, diễn đạt và bộc lộ quan điểm cá nhân của bản thân với người đối thoại. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH BẬC THCS”
I. Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em.
Ngoài việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất nhà trường an toàn, thân thiện cho học sinh học tập thì việc phát huy tính tự giác, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh cũng là một trong những nội dung trọng tâm trong giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn khi nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn lực cho đất nước. Đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình sách giáo khoa phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo giúp hình thành phương pháp, nhu cầu tự học, hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập cho học sinh.
Ngày nay, Tiếng Anh chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng điều này không có nghĩa là các em có thể nói tốt “Tai thính” không tương quan với nói tốt. Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là giao tiếp các ý tưởng giữa người với người. Như vậy, nó dường như kỹ năng quan trọng và khó phát triển nhất.
Trong nhiều tiết học tiếng Anh học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn ngữ, giáo viên tập trung dạy danh mục các đơn vị ngữ pháp - từ vựng. Nhiều học
sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh bậc THCS”
2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến
Việc lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh bậc THCS” nhằm mục tiêu góp phần nâng cao khả năng vận dụng vốn từ vựng, cấu trúc đã học vào trong giao tiếp, diễn đạt và bộc lộ quan điểm cá nhân của bản thân với người đối thoại.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Thời gian: từ tháng 09/20.... đến tháng 01/20....
* Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: Học sinh khối 7 và 9 trường THCS ............
- ............- .............
II. Nội dung của sáng kiến
1. Hiện trạng của vấn đề
1.1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề:
- Môn Tiếng Anh luôn được coi là một môn học khó, học sinh luôn e ngại và có tâm lý sợ, không thích học. hoặc chưa chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng mỗi
khi bước vào giờ học. Điều này là một rào cản lớn đối với việc dạy và học bộ môn.
- Hiểu được những khó khăn đó, mỗi giáo viên chúng tôi luôn trau dồi kiến thức, cách thức tổ chức những hoạt động dạy – học, đổi mới phương pháp giảng dạy của mình để cho những tiết học trở nên thú vị, vui vẻ, thu hút học sinh, giúp các em dần yêu thích môn học. Từ đó các em trở nên mạnh dạn trong việc bộc lộ quan điểm, ý kiến cá nhân bằng ngôn ngữ đã học.
1.2. Những tồn tại, hạn chế:
- Vốn từ vựng và kĩ năng nghe của học sinh hạn chế, trình độ học sinh trong lớp học không đồng đều dẫn đến việc nghe - hiểu những gì giáo viên nói trên lớp chưa được tốt.
- Một số học sinh chưa thực sự yêu thích môn học.
1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Việc học từ mới của học sinh không thường xuyên, liên tục;
- Sĩ số lớp học đông, thời lượng một tiết học 45 phút, giáo viên không thể sửa lỗi cho từng học sinh trong lớp.
- Một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp dạy học cho nên chưa thu hút học sinh yêu thích bộ môn.
1.4. Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra “Sáng kiến” Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Tiếng
Anh 6, 7, 8 và 9 ở các trường Trung học cơ sở trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy:
- Một số học sinh xem nhẹ môn Tiếng Anh, chỉ coi trọng môn Toán - Văn (từ năm 20.... trở về trước thi vào 10 hai môn này nhân đôi; từ năm 20.... thì môn Tiếng Anh là môn học lựa chọn thi vào 10)
- Một số học sinh khá, giỏi của lớp nhưng vẫn không thể giao tiếp/nói được những câu đơn giản bằng Tiếng Anh. Nguyên nhân chủ yếu là các em không có
nhiều môi trường giao tiếp, để sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh. Mà học Ngoại ngữ - Tiếng Anh cơ bản là học và bắt chước người khác làm.
- Với mong muốn tìm ra và áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em cảm thấy dễ học, dễ hiểu và tăng hứng thú khi học môn Tiếng Anh tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh bậc THCS”
- Việc đa dạng hóa các hình thức tiếp cận ngôn ngữ và giao tiếp. Thông qua hoạt động giao tiếp Tiếng Anh trên lớp giúp học sinh phát triển những kĩ năng xã hội như biết lắng nghe và tôn trọng bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, các em có thể tự diễn đạt và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh (vì các em được nói trên lớp hàng ngày)
- Giáo viên có vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, quan sát hoạt động học tập, giúp đỡ, hỗ trợ, đánh giá quá trình học tập của học sinh.
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề.
2.1. Giải pháp thứ nhất: Thái độ và việc sử dụng Tiếng Anh của giáo viên khi đứng lớp
2.1.1. Thái độ giáo viên khi đứng lớp
Giáo viên cần tạo không khí lớp học sinh động và vui vẻ. Đây là cách cuốn hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em thấy rằng Tiếng Anh không khó học và khô khan như mình nghĩ.
Giáo viên cần vui vẻ hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái độ của người hướng dẫn sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói Tiếng Anh trong lớp học mà không sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai.
Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên nên làm là mỉm cười với cả lớp tạo sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới.
Giáo viên cần rèn luyện cho mình có tính “khôi hài” và sử dụng nó trong tiết dạy để cuốn hút học sinh. Làm được điều này bước đầu tiết dạy đã thành công.
2.1.2. Giáo viên nên thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong suốt tiết dạy
Giáo viên cần thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy. Đối với học sinh lớp 7 ở vùng nông thôn, vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của giáo viên, chính điều này làm cho một số giáo viên “ngại” nói Tiếng Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh. Giáo viên nên là đầu tàu gương mẫu, sử dụng Tiếng Anh bất cứ thời điểm nào phù hợp trong tiết học, càng nhiều càng tốt, lứa tuổi các e còn ngây thơ và dễ bắt chước, thầy cô phải là tấm gương để học sinh noi theo, nếu giáo viên thường xuyên nói Tiếng Anh thì những câu nói đó dần dần thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói các em sẽ tự tin và tự nhiên hơn.
Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câu Tiếng Anh đơn giản để làm nóng không khí lớp học, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đồng thời giúp các em học sinh phản ứng giao tiếp nhanh nhẹn hơn.
Teacher: Good morning, everybody
How are you today?
Students: Good morning, Mrs. Lien!
We’re great/ good, thank you. How are you?
Teacher: I’m fine/ good/OK. Thanks.
Khi yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động trong giờ học tôi thường sử dụng các câu lệnh Tiếng Anh đơn giản, có thể kết hợp với ngôn ngữ giao tiếp cơ thể bằng cử chỉ, điệu bộ, …
Ví dụ:
Stand up, please. Sit down, please. Listen.
Listen and repeat.
Open your book, please. Work in pair, please.
Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, không cần câu nói dài chỉ sử dụng một số từ hoặc cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, như thế học sinh sẽ hiểu và có khả năng bắt chước được, học sinh học ngôn ngữ theo cách này một cách tự nhiên, không gò bó, tạo sự tự nhiên trong giao tiếp Tiếng Anh.
Ví dụ:
Teacher: Do you want to play a game? Students: Yes.
Teacher: Let’s play the game “Who’s quick? Who’s right?”. OK? Students: Yes.
Teacher: Four boys and four girls, please!
Now, any volunteers? Raise your hand!
Khi điều khiển vị trí của các nhóm giáo viên nên dùng một số hiệu lệnh đơn giản như:
Now come here! Stand here, please. Move a little bit, please!
Move back, please!
What’s your team’s name?
……
Sau khi đã thành lập được đội, giáo viên sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác.
Ví dụ:
Teacher: Are you ready? Students: Yes.
Teacher: Now, let’s start. One, two, three, go.
Giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trau dồi phương pháp dạy với các bạn đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin và thường xuyên nói Tiếng Anh trong lớp để học sinh noi theo.
............
Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
