Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự nhiên Sáng kiến kinh nghiệm lớp 7
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập Khoa học tự nhiên môn Khoa học tự nhiên THCS gồm 24 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh, tăng hứng thú học tập của học sinh trong hoạt động luyện tập. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập Khoa học tự nhiên môn Khoa học tự nhiên, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra quý thầy cô xem thêm sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm canva trong dạy học môn Địa lí 10 Cánh diều.
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự nhiên
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến
Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [1]. Học sinh THCS cần được rèn luyện đầy đủ các năng lực chung như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và năng lực khoa học tự nhiên, đều cần được hình thành và phát triển trong quá trình dạy và học.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được cho là kế thừa các nguyên lý giáo dục nền tảng của chương trình giáo dục hiện hành bao gồm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội" [1]. Trong tiến trình dạy học bao gồm các hoạt động: Mở đầu/khởi động; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng, trong đó hoạt động dạy học “Luyện tập” là một trong những hoạt động tạo điều kiện cho học sinh được tự chủ các kiến thức, kĩ năng vừa được học để giải quyết các tình huống, các vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống. Việc sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ trong dạy học hoạt động luyện tập, nhất là yếu tố đa phương tiện có tác động tích cực đến các giác quan của học sinh, tạo ra động cơ hứng thú, tính tích cực trong học tập, nghiên cứu. Chỉ cần máy tính có kết nối mạng Internet thì chúng ta có thể khai thác được nguồn tài nguyên trên mạng và sử dụng làm tư liệu dạy học làm phong phú, sinh động cho nội dung bài dạy, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh [3].
Vì lẽ đó, việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, đặc biệt là hoạt động luyện tập để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cốt lõi của học sinh là hết sức cần thiết.
Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi sâu sắc phương thức học tập và làm việc của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT có tiềm năng cách mạng hóa hoạt động dạy và học, đồng thời định hình lại vai trò của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nếu không được khai thác đúng cách, các thiết bị công nghệ sẽ chỉ dừng lại ở vai trò công cụ hỗ trợ thụ động trong lớp học.
Do đó, việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên đóng vai trò then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục. Nhận thức rõ điều này, tôi luôn chủ động học hỏi từ đồng nghiệp, tham gia các khóa đào tạo về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, tôi chú trọng xây dựng các “kịch bản” giảng dạy hấp dẫn, giúp tối ưu hóa quá trình luyện tập và nâng cao hiệu quả từng tiết học.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đưa ra sáng kiến với đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự
nhiên” nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ môn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh THCS.
2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến
- Cung cấp một số kinh nghiệm, giải pháp của bản thân tôi trong tiến trình dạy học, thiết kế hoạt động luyện tập cho các bài dạy môn Khoa học tự nhiên có ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, tạo tính tự giác và niềm say mê hứng thú cho HS học tập Khoa học tự nhiên, phát triển năng lực cho học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã thiết kế để đánh giá hiệu quả của nó đối với việc ghi nhớ kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới của HS trong quá trình học tập, có niềm hứng thú, vui thích với môn học, từ đó bổ sung sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo cho phù hợp cũng như vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học một số bài khác thuộc chương trình KHTN phổ thông.
- Qua sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và học tập môn Khoa học tự nhiên, đảm bảo mục tiêu giáo dục.
- Phát huy sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên.
- Bên cạnh đó với đề tài này tôi mong muốn sẽ là một trong những gợi ý về ý tưởng tổ chức hoạt động luyện tập cho tất cả bộ môn khác hoặc các hoạt động giáo dục khác phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 10/20.... đến tháng 3/20....
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: học sinh lớp 6B (Học kì I năm học 20....-20....), học sinh khối 7 (Học kì I, II năm học 20....-20....).
- Phạm vi nghiên cứu: Tôi đã nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập môn Khoa học tự nhiên” để áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh học tập môn KHTN ở trường THCS nơi tôi công tác nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh trong hoạt động luyện tập.
II- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiện trạng vấn đề
1.1. Ưu điểm
- Hiện nay, chính sách hỗ trợ cho ngành giáo dục ngày càng được đẩy mạnh và nâng cao. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, chương trình nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. Các trường học được khuyến khích triển khai mô hình lớp học thông minh, dạy học trực tuyến, đa dạng hóa tài liệu giảng dạy. Nhiều khóa bồi dưỡng, tập huấn về CNTT được tổ chức giúp giáo viên nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ trong giảng dạy.
- Nhiều trường học hiện nay đang từng bước khắc phục về điều kiện cơ sở vật chất được trang bị máy chiếu, ti vi, bảng tương tác, giúp giáo viên dễ dàng triển khai bài giảng sinh động. Hệ thống quản lý học tập (LMS) hỗ trợ giáo viên tổ chức lớp học trực tuyến, giao bài tập và kiểm tra đánh giá dễ dàng.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên tiếp cận kho tài nguyên số đa dạng như hình ảnh minh họa, thí nghiệm ảo, sách điện tử, mô hình 3D giúp giáo viên làm phong phú nội dung giảng dạy, bài học trực quan và sinh động. Tuy nhiên, do tài nguyên trên Internet chưa được kiểm duyệt chặt chẽ, giáo viên cần chọn lọc nội dung phù hợp để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả giảng dạy.
- Học sinh ngày nay được tiếp cận với công nghệ, sử dụng thành thạo máy tính, điện thoại thông minh và các phần mềm học tập. Việc ứng dụng CNTT giúp tăng hứng thú học tập, nhất là với các môn khoa học tự nhiên nhờ các mô phỏng thực tế, hình ảnh minh họa sinh động. Các công cụ hỗ trợ học tập như Kahoot, Quizizz giúp học sinh luyện tập, đánh giá dưới dạng trò chơi, kích thích tinh thần học tập chủ động của học sinh.
1.2. Đánh giá thực trạng và tồn tại
- Trong chuỗi 4 hoạt động dạy học: Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mỗi hoạt động đều có vai trò và nhiệm vụ khác nhau góp phần thực hiện mục tiêu bài học. Mục đích của hoạt động luyện tập là giúp học sinh củng cố, ghi nhớ và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng đã được học, đồng thời giúp GV kiểm tra được HS đã “hình thành” kiến thức ở mức độ nào. Hoạt động luyện tập cũng giúp cho HS áp dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng vừa được học trong bài để giải quyết các bài tập, tình huống thực tế .
- Thông thường, ở các bài học hoạt động luyện tập HS phải ôn tập lại kiến thức lý thuyết, làm các bài tập sách giáo khoa, tạo áp lực nặng nề, mệt mỏi với HS. Cách làm trên dẫn đến thực trạng tiết học trở nên nhàm chán, chưa đáp ứng được yêu cầu tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, học sinh chỉ chờ “ hết lý thuyết” để “nghỉ”. Các giờ học vẫn mang nặng kiến thức lý thuyết, chú trọng tập trung truyền đạt nội dung cho hết bài, thay vì tập trung khơi gợi hứng thú và hình thành phát triển năng lực cho học sinh. Vì vậy, hoạt động luyện tập nếu được GV tổ chức, thiết kế khoa học, đa dạng và linh hoạt sẽ giúp phát huy được năng lực của HS như năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, hợp tác,...
,....................
Tải file về để xem SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động luyện tập Khoa học tự nhiên
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
