Soạn bài Con đã lớn thật rồi (trang 22) Bài 2: Em đã lớn - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1
Soạn bài Con đã lớn thật rồi sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, ôn tập dấu gạch ngang, kể lại một cuộc trò chuyện của trang 22, 23, 24 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 2: Con đã lớn thật rồi - Bài 2: Em đã lớn của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn bài Con đã lớn thật rồi sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Con đã lớn thật rồi
Đọc hiểu
Câu 1: Nói tiếp ý còn thiếu để hoàn thành sơ đồ tóm tắt câu chuyện:
Gợi ý đáp án:
Sơ đồ tóm tắt câu chuyện:
- Một cô bé sang nhà dì, vì dỗi mẹ, nên cô bé ngồi buồn thiu.
- Dì bảo cô bé ở lại ăn cơm. Khi ăn cơm với dì, cô bé nghĩ đến mẹ phải ăn cơm ở nhà một mình.
- Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé cảm ơn dì. Dì hỏi cô bé đã bao giờ cảm ơn mẹ vì đã nấu cơm cho mình chưa. Cô bé nhận ra mình đã sai và cảm thấy có lỗi với mẹ.
- Nghe lời dì, cô bé chạy về nhà xin lỗi mẹ. Mẹ cô bé ngạc nhiên, hôn lên má cô bé và bảo rằng cô bé đã lớn thật rồi.
Câu 2: Em thích nhất câu nói nào của người dì sau bữa cơm?
Gợi ý đáp án:
Câu nói em thích nhất của người dì sau bữa cơm là: Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Những ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?
Câu 3: Vì sao mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!”?
Gợi ý đáp án:
Mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!” vì thấy cô bé đã biết hối lỗi và nói lời xin lỗi.
Câu 4: Thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
Gợi ý đáp án:
Tên khác cho câu chuyện là: Bài học về lời xin lỗi.
Luyện tập
Câu 1: Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng làm gì?
Gợi ý đáp án:
Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật.
Câu 2: Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào? Chọn các ý đúng:
a) Các nhân vật cùng nói một lúc.
b) Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nói.
c) Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào.
Gợi ý đáp án:
Chọn đáp án b.
Soạn bài phần Viết: Kể lại một cuộc trò chuyện
Câu 1
Kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em).
Câu 2
Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện trên. Sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nhân vật trong cuộc trò chuyện.
Gợi ý đáp án:
Một hôm, vào giờ ra chơi, em ngồi tại vị trí của mình và lấy cuốn truyện tranh yêu thích ra đọc. Bạn Ngọc đã tiến đến và bắt chuyện với em:
- Sao cậu không ra chơi cùng các bạn mà lại ngồi đây? Câu đang đọc truyện gì vậy?
- Đây là cuốn truyện mẹ tặng tớ vào ngày sinh nhật. Nó rất hay nên tớ đọc mãi không chán.
Thấy em nói thế, Ngọc liền ngồi xuống cạnh em và nói:
- Thế tớ đọc cùng cậu được không? Nội dung của truyện là gì vậy?
Sau đó, em giải thích cho bạn về nội dung của truyện. Chúng em cùng đọc và thảo luận về những nhân vật trong truyện. Chúng em cảm thấy rất vui. Cũng nhờ vậy mà em và Ngọc trở nên thân thiết hơn. Không chỉ có cùng sở thích, chúng em còn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.