Soạn bài Bên ô cửa đá (trang 49) Bài 14: Anh em một nhà - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2
Soạn bài Bên ô cửa đá sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về câu kể, câu cảm, viết tên một số dân tộc anh em, viết về nhân vật yêu thích trang 49, 50, 51 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 2: Bên ô cửa đá - Bài 14: Anh em một nhà của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn bài Bên ô cửa đá sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Bên ô cửa đá
Đọc hiểu
Câu 1: Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao.
Trả lời:
Những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao:
- Mây rủ vào nhà chơi/ Ông Mặt Trời khó nhọc / Đang leo dốc đằng xa.
- Lảnh lót tiếng chim ca / Kéo nắng lên rực rỡ.
Câu 2: Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông?
Trả lời:
Các khổ thơ 3, 4 cho em biết về cuộc sống của đồng bào Mông là: tuy đơn sơ nhưng rất yên bình, thanh tĩnh, không khí trong lành, có hương thơm bếp lửa, có ngựa ăn cỏ bên đường,...
Câu 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào?
a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ.
b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Trả lời:
Em hiểu hai dòng thơ cuối là:
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Câu 4: Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ cho thấy bạn nhỏ rất yêu và tự hào về quê hương mình.
Luyện tập
Câu 1: Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy đặt câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:
a) Một câu kể.
b) Một câu cảm.
Trả lời:
a) Một câu kể: Buổi sáng, bạn nhỏ ngồi học bên cửa sổ, thấy thiên nhiên quê mình đẹp như tranh vẽ.
b) Một câu cảm: Buổi sáng, không khí trong lành hòa với tiếng chim ca kéo ánh nắng lên, khung cảnh ấy đẹp biết bao!
Câu 2: Viết tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ (trang 45).
Trả lời:
Người Ba-na, người Chăm, người Dao, người Khmer, người Kinh, người Mông (Hmông).
Soạn bài phần Viết: Viết về nhân vật yêu thích
Chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện Hũ bạc (nhân vật người cha hoặc người con).
Gợi ý:
a) Nhân vật đó có đức tính gì đáng quý?
- Nếu viết về người cha: Người cha chăm chỉ và tiết kiệm như thế nào? Cách ông dạy con có gì hay? Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu ra điều gì?
- Nếu viết về người con: Trước kia, tính nết người con thế nào? Say này, anh đã thay đổi như thế nào? Điều gì đã làm anh thay đổi?
b) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì?
Trả lời:
Trong câu chuyện Hũ bạc, em rất thích nhân vật người cha. Người cha có đức tính cần cù, chăm chỉ, biết tiết kiệm. Khi thấy con trai mình lười biếng, ông đã không nuông chiều con mà bảo con hãy đi làm kiếm tiền để biết quý trọng đồng tiền, Ông đã ném tiền xuống nước và vào bếp lửa để thử người con. Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu rằng chỉ có lao động chăm chỉ mới có thể làm ra tiền, nếu không làm việc thì có bao nhiêu tiền cũng hết.
Đề 2. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện em đã đọc hoặc bộ phim em đã xem.
Gợi ý:
- Tên truyện (phim) đó là gì?
- Em thích nhân vật nào trong truyện (phim) đó?
- Nhân vật ấy có đặc điểm hoặc hoạt động gì khiến em yêu thích?
Trả lời:
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Ở lại với chiến khu (trang 76)
1.000+ -
Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều
100+ -
Soạn bài Ôn tập giữa học kì I (trang 59)
1.000+ -
Soạn bài Cha sẽ luôn ở bên con (trang 49)
1.000+ -
Soạn bài Quạt cho bà ngủ (trang 52)
1.000+ -
Soạn bài Ngày khai trường (trang 5)
1.000+ -
Soạn bài Bạn mới (trang 11)
1.000+ -
Soạn bài Lễ chào cờ đặc biệt (trang 8)
1.000+ -
Soạn bài Bác sĩ Y-éc-xanh (trang 109)
1.000+ -
Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)
1.000+